Phát biểu tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ trong quản trị toà soạn số” diễn ra vào sáng 17/8, tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức, TS Đặng Minh Tuấn – Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu CMC, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận định, blockchain có thể được ứng dụng trong báo chí để xác thực và bảo vệ tính toàn vẹn của nội dung.

Blocchain là một cơ sở dữ liệu phân tán, sử dụng để lưu trữ thông tin tại các khối và các khối được liên kết với nhau đảm dữ liệu an toàn, bảo mật. Vì vậy Blochain cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số báo chí. TS Đặng Minh Tuấn giải thích: “Hiểu đơn giản blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán, được sử dụng để lưu trữ thông tin một cách an toàn và bảo mật và minh bạch”.

TS. Đặng Minh Tuấn – Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu CMC, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Cụ thể, blockchain có thể bảo đảm rằng bài viết không bị thay đổi sau khi được công bố (bởi người quản trị hoặc tin tặc). Điều này giúp đối tác và độc giả tin tưởng vào tính chính xác và đáng tin cậy của nội dung.

Theo đó, ứng dụng Blochain trong toà soạn giúp: Thứ nhất, xác thực nội dung, bảo vệ tính toàn vẹn của nội dung báo chí. Bài viết sẽ không bị thay đổi sau khi công bố. Điều này giúp đối tác và độc giả tin tưởng vào tính chính xác độ tin cậy của nội dung.Thứ hai, bảo vệ được bản quyền sở hữu; thứ ba, Blochain cung cấp cơ chế minh bạch và an toàn để quản lý giao dịch quảng cáo và đối tác, cho phép các bên theo dõi quảng cáo ngăn chặn gian lận, triển khai hợp đồng điện tử; thứ tư, theo dõi sự phân phối và tiếp thị một cách minh bạch.

Mặt khác, bằng cách ghi nhận thông tin về tác giả, ngày tạo, ngày xuất bản và quyền sở hữu trên blockchain, người đọc có thể “truy xuất nguồn gốc” của nội dung mình tiếp nhận. Việc này sẽ giúp độc giả tự trả lời được hàng loạt câu hỏi như: Tin đến từ nguồn nào? Tin này do ai sản xuất, con người hay trí tuệ nhân tạo?

Đây là cơ sở quan trọng để độc giả phân biệt tin thật và tin giả. Điều này có nghĩa là blockchain trở thành “thiên địch” của tin giả do trí tuệ nhân tạo sản xuất.

Blockchain có thể trở thành “thiên địch” của tin giả. Ảnh minh họa

TS. Đặng Minh Tuấn lấy ví dụ cụ thể từ NFT, là tài sản số được lưu trữ trên Blochain, được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ Blochain. NFT trở nên an toàn và bảo mật vì chúng rất khó bị hack và đánh cắp. Theo TS. Đặng Minh Tuấn, NFT giống như một tờ giấy chứng nhận số cho một tài sản nào đó. Kế thừa các ưu điểm của blockchain, NFT là duy nhất và không thể thay thế. Trên thế giới đã có bài báo bán được giá 2,5 triệu đô la vì được tài sản hoá thông qua NFT để chuyển hoá thành tài sản của tác giả hay toà soạn. Toà soạn có thể tạo ra NFT để đại diện cho các tác phẩm số, bài viết, hình ảnh, video, âm nhạc và nhiều loại nội dung khác. Mỗi NFT sẽ bảo đảm tính duy nhất và không thể thay đổi của tác phẩm. Đây là một trong các ứng dụng an toàn đáng tin cậy yếu tố hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số.

Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam cũng cho rằng việc xây dựng các bộ sưu tập NFTs độc đáo và đặc biệt, liên quan đến các chủ đề, sự kiện hoặc nhân vật nổi tiếng có thể là một nguồn thu nhập tốt của toà soạn.Bởi độc giả có thể bỏ tiền mua để sưu tập các NFTs này và sở hữu một phần lịch sử và nội dung của toà soạn.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện tại là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho blockchain. Các dự án blockchain được phát triển tại Việt Nam gây được tiếng vang trên thị trường thế giới, tạo ra nhiều nền tảng, giải pháp công nghệ Blockchain hữu ích, thu hút nhiều nhà đầu tư. Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày nhiều quan điểm khác nhau về quá trình ứng dụng công nghệ trong quản trị toà soạn số tại Việt Nam.

Theo KDPT