Tham dự lễ trao giải có Bà Vũ Thị Hà – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Công tác Hội; Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Kim Chi – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; Phó giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế; Ông Nguyễn Quốc Hải – Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển / Tạp chí Kinh doanh và Tiếp thị; Ông Phạm Hồng Điệp – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế; Bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên – Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển / Tạp chí Kinh doanh và Tiếp thị.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Hải – Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế cho biết: “Trong thời gian rất ngắn, cuộc thi đã có hàng trăm tác phẩm tham dự, mỗi tác phẩm là một sự sáng tạo đặc biệt, đa dạng, góp phần đưa mô hình công nghiệp sinh thái nói chung và vấn đề đa dạng sinh học trong môi trường công nghiệp nói riêng lan tỏa cộng đồng doanh nghiệp. Cuộc thi với các tác phẩm chất lượng, thật sự trở thành động lực, cổ vũ, thúc đẩy sự quyết tâm của các doanh nhân – doanh nghiệp trong việc hướng tới phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường”.
Bà Vũ Thị Hà – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Công tác Hội chia sẻ: “Cuộc thi báo chí Xây dựng và phát triển đa dạng sinh học trong môi trường công nghiệp diễn ra nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế; đồng thời tạo động lực nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, góp ý từ chính sách đến thực tiễn, đẩy mạnh sáng tạo và nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng hóa sinh thái trong môi trường công nghiệp. Động viên, khuyến khích, tạo sự quan tâm của phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí và mọi cá nhân trong việc viết, sáng tác; ngày càng có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững kinh tế – xã hội”.
Ghi nhận về cuộc thi, ông Phạm Hồng Điệp – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế cho biết: “Đây có thể coi là cuộc thi đầu tiên về đa dạng sinh học trong môi trường công nghiệp đối với lĩnh vực báo chí. Qua đó, giúp chúng ta hiểu rằng đa dạng sinh học có thể được xây dựng và phát triển ở mọi ngành nghề, và trong hoạt động sản xuất công nghiệp thì lại càng quan trọng. Cũng từ cuộc thi, đã góp phần thay đổi tư duy và lan tỏa mô hình khu công nghệ sinh thái đến cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tạo ra hiệu quả trong quản lý sản xuất sạch hơn, đưa nền kinh tế trở thành thực tế, không chỉ còn là xu hướng hay lý thuyết. Đó là ý nghĩa và mục đích mà qua các tác phẩm của cuộc thi đã truyền tải”.
Ông Nguyễn Thiệu Anh – Thường trực hội đồng biên tập, Tổng thư ký tòa soạn, đại diện Ban Tổ chức, thành viên Hội đồng giám khảo: “Qua công tác lựa chọn, đã có hơn 100 tác phẩm vào vòng sơ khảo, 35 tác phẩm vào vòng chung khảo. Sau hơn 2 tháng, hội đồng giám khảo lựa chọn từ 35 tác phẩm tiêu biểu và tìm ra 18 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải”.
Kết quả, Ban tổ chức Cuộc thi đã trao Giải Đặc biệt cho tác phẩm “Xây dựng và phát triển đa dạng hóa sinh học trong công nghiệp (video)” của tác giả Bùi Thị Loan và các cộng sự.
02 giải nhất đã thuộc về tác phẩm “Phát triển khu công nghiệp sinh thái – xu thế tất yếu để thực hiện Net Zero” của tác giả Minh Châu. Nhóm tác giả GS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Chương, Hải Đăng, Nguyễn Trường Vũ đến từ Tạp chí điện tử Kinh tế môi trường cũng đồng Giải Nhất.
Cùng với đó, 03 Giải Nhì, 05 Giải Ba, 07 Giải Khuyến khích cũng đã được trao cho các tác giả đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các nhà nghiên cứu, cộng tác viên…
Qua số lượng và chất lượng tác phẩm, có thể nói cuộc thi đã thể hiện tính nghiên cứu chuyên sâu, tính thời sự mà các đề tài mang lại. Chủ đề cuộc thi tuy khó viết, khó nghiên cứu, nhưng lại thú vị, lôi cuốn và thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Tin tưởng rằng, với cuộc thi tác phẩm báo chí lần này, sẽ mở ra cầu nối để cộng đồng báo chí và doanh nghiệp thêm gắn kết, cùng với đó, luôn đồng hành với những hoạt động, sự kiện do Viện Đào tạo Tư vấn và Phát triển kinh tế cũng như Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển tổ chức trong thời gian tới.
DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI
STT | TÁC GIẢ | TÁC PHẨM | ĐƠN VỊ | GIẢI |
1 | BÙI THỊ LOAN và cộng sự | Xây dựng và phát triển đa dạng hóa sinh học trong môi trường công nghiệp (video) | HẢI PHÒNG | ĐẶC BIỆT |
2 | VŨ THỊ THANH THỦY | Loạt 3 bài: Phát triển khu công nghiệp sinh thái – xu thế tất yếu để thực hiện Net Zero Bài 1: Xu thế tất yếu Bài 2: Khó khăn cản bước quá trình chuyển đổi Bài cuối: Đồng thuận để “cởi trói” chính sách |
Báo Đại biểu nhân dân | NHẤT |
3 | GS.TS HOÀNG XUÂN CƠ – UV HĐBT TC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – NGUYỄN VĂN CHƯƠNG, TỔNG THƯ KÝ TÒA SOẠN (TRƯỞNG NHÓM TÁC GIẢ) – HẢI ĐĂNG – NGUYỄN TRƯỜNG VŨ |
Loạt 4 bài: Bài 1: Đa dạng sinh học và câu chuyện “xanh hóa” khu công nghiệp tại Việt Nam Bài 2: Đa dạng sinh học và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (Bài 2) Bài 3: Khu công nghiệp sinh thái, một danh hiệu giá trị nhưng không dễ đạt được Bài 4: Đa dạng sinh học và khu công nghiệp ở Việt Nam – Góc nhìn từ những con số |
Tạp chí Kinh tế môi trường | NHẤT |
4 | TRẦN ANH TUẤN, NGUYỄN HỢI |
Loạt bài: Đa dạng sinh học trong môi trường công nghiệp – Nhìn từ KCN sinh thái Nam cầu Kiền Bài 1: Đòn bẩy giải quyết bài toán kinh tế môi trường Bài 2: Phát triển KCN sinh thái – nền tảng tăng trưởng bền vững Bài 3: Mô hình khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu… Bài 4: Hình thành kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp sinh thái |
Tạp chí Người làm báo | NHÌ |
5 | VŨ THỊ LAN NHI | Loạt bài: Xây dựng và phát triển đa dạng sinh học trong môi trường công nghiệp Bài 1: Đa dạng sinh học trong phát triển công nghiệp để làm gì? Bài 2: Đa dạng sinh học – Trọng tâm tiếp theo của đầu tư ESG khi biến đổi khí hậu |
Phòng QLQH – ĐTXD – Công ty Cổ phần Shinec | NHÌ |
6 | NGUYỄN LUYỆN, LƯƠNG HỒNG, NGỌC TÚ, TUẤN ANH, THU THUỶ | Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên | Phòng Chuyên đề, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng | NHÌ |
7 | NHÓM TÁC GIẢ – MAI DUY KHÁNH – NGUYỄN VĂN VỊ – LÊ HOÀI NAM |
Loạt bài: Chuyển đổi khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái Bài 1: Kịch bản chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn và các lợi ích dự kiến Bài 2: Đánh giá hoạt động cơ bản của KCNST để chuẩn bị lộ trình chuyển đổi |
Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển | BA |
8 | NGUYỄN MẠNH CƯỜNG | Từ chuyện kể cây đa 37 gốc (video clip) | TP Hải Phòng | BA |
9 | ĐỨC DŨNG | Loạt bài: Phát triển khu công nghiệp sinh thái Bài 1: Tham vọng Khu công nghiệp Net Zero Bài 2: Để giấc mơ Net Zero thành hiện thực |
Báo Tin tức – Thông tấn xã VN | BA |
10 | Ths KHÁNH PHƯƠNG | Bài: Xây dựng và phát triển khu công nghiệp sinh thái: Xu thế tất yếu của Việt Nam và thế giới | Báo Xây dựng | BA |
11 | VŨ NGỌC NGUYÊN | Loạt 2 bài: Bài 1: Cơ sở pháp lý về khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam Bài 2: Công nghiệp sinh thái – Hướng mở trong nền kinh tế |
Hà Nội | BA |
12 | DƯƠNG MỘC | Bài: Đa dạng sinh học KCN: Phát triển nền công nghiệp bền vững | Tạp chí điện tử Hòa Nhập | KHUYẾN KHÍCH |
13 | KIM THOA | Bài: Người gieo ước mơ xanh phát triển kinh tế tuần hoàn nơi đất cảng | Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam | KHUYẾN KHÍCH |
14 | TRẦN THANH TÙNG | Bài: Tiến sĩ Phạm Hồng Điệp và giấc mơ về một nền công nghiệp xanh, xây dựng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường | Báo Nông thôn Ngày nay/ Báo điện tử Dân Việt | KHUYẾN KHÍCH |
15 | NGUYỄN ANH MINH | Bài: Dày công cho ‘hệ miễn dịch xanh’ khu công nghiệp Nam Cầu Kiền | Công ty CP Shinec | KHUYẾN KHÍCH |
16 | ĐẶNG CHÍ DŨNG | Bài: Cộng sinh công nghiệp và những nền tảng pháp lý cho kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam | Hà Nội | KHUYẾN KHÍCH |
17 | NGUYỄN THANH TÙNG | Sinh thái để hồi sinh (video) | Đài phát thanh truyền hình Hà Nội | KHUYẾN KHÍCH |
18 | HẢI YẾN | Xanh hóa khu công nghiệp – Xu thế phát triển kinh tế bền vững | TCĐT Kinh doanh & Phát triển | KHUYẾN KHÍCH |