Với thị trường trên tỷ dân, đầu tiên là sản phẩm chanh leo của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc với các quy định tạm thời. Tiếp đến, sầu riêng và chuối của Việt Nam được phép nhập khẩu thông qua ký kết nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước. Gần đây nhất, hai bên đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc.

Đây cũng thị trường tiêu thụ yến lớn nhất thế giới, chiếm 80% thị phần toàn cầu. Sau 3 năm nỗ lực đàm phán kỹ thuật, ngành hàng yến cũng đã kích hoạt được thị trường rộng lớn này, mở ra cơ hội cấu trúc lại và phát triển chuỗi ngành hàng với giá trị gia tăng cao hơn.

Đây cũng thị trường tiêu thụ yến lớn nhất thế giới, chiếm 80% thị phần toàn cầu. Sau 3 năm nỗ lực đàm phán kỹ thuật, ngành hàng yến cũng đã kích hoạt được thị trường rộng lớn này, mở ra cơ hội cấu trúc lại và phát triển chuỗi ngành hàng với giá trị gia tăng cao hơn.

Trái xoài Việt Nam đã được xuất khẩu tới các thị trường trên thế giới.

Với Nhật Bản, năm nay thị trường này cũng đã chấp nhận nhập khẩu nhãn tươi của Việt Nam sau 3 loại quả đã được phép là thanh long, xoài Cát Chu và vải.

Đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng và là “đích đến” của nhiều doanh nghiệp trong việc xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chất lượng cao. Không giống như mở cửa sản phẩm từ thực vật, sản phẩm động vật được mở cửa với từng đơn vị cụ thể bởi nó phải gắn liền với việc thành công xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

Cùng với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…, ngành nông nghiệp đang nỗ lực đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào các thị trường lớn và tiềm năng. Điển hình như: bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, tôm sang Hàn Quốc; bưởi, xoài sang Myanmar; chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa sang Thái Lan; chanh, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu sang New Zealand hay chanh leo sang Australia…