Còn nhiều rào cản cho sự phát triển của kinh tế tư nhân

Tại diễn đàn, các số liệu thống kê chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP thời gian qua của nước ta có sự đóng góp rất quan trọng của đầu tư công là chính, trong khi đó đầu tư tư nhân còn rất thấp, chỉ đạt 2,7% – đây là mức thấp so với giai đoạn từ 2019-2023.

Vì vậy, theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trong thời gian tới, động lực thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua hoạt động kích cầu đầu tư là vô cùng quan trọng.

Qua việc triển khai báo cáo các bộ ngành, ông Nguyễn Đức Hiển thấy rằng, các cơ chế chính sách đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân còn rất nhiều rào cản, chính sách chưa đưa vào thực tiễn. Việc thúc đẩy các cơ chế chính sách nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế là cực kỳ cần thiết.

Thúc đẩy các cơ chế chính sách mới cho khu vực kinh tế tư nhân
Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: BTC)

Vấn đề tiếp theo là những có chế chính sách nào để vực dậy lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo quan trọng của Việt Nam. Đặc điểm của tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là phụ thuộc lớn vào khu vực FDI và xuất khẩu đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Ngành dịch vụ đóng góp khá vào tăng trưởng kinh tế năm 2023, đạt mức tăng 6,82% – đóng góp lớn vào giá trị tăng thêm của GDP.

Trong đó tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế – gấp 3 đến 4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

“Lúc này, câu hỏi đặt ra là cần cơ chế chính sách gì để tăng giá trị thực sự của ngành dịch vụ, cũng như thúc đẩy các ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế kể cả một số lĩnh vực chúng ta đang có chính sách phục hồi nhưng còn khó khăn, như bất động sản…”.

Kinh tế số, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng

Năm 2023 kinh tế số, chuyển đối số đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, quốc tế đánh giá tốc độ tăng của Việt Nam đạt 19% – cao nhất khu vực. Đóng góp của kinh tế số vào GDP cũng tăng, 16,5%.

Theo ông Hiển, trong triển khai đã đạt nhiều vấn đề tốt, nhưng cần xem xét việc thúc đẩy, dịch chuyển chuyển đổi số trong sản xuất thông minh trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu tăng trưởng của kinh tế số vẫn dựa chính chủ yếu là đóng góp giá trị gia tăng từ xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử và mang lại giá trị gia tăng cho Việt Nam không nhiều, thì chúng ta vẫn là gia công.

Thúc đẩy các cơ chế chính sách mới cho khu vực kinh tế tư nhân
Nền kinh tế số, kinh tế tư nhân cần có thêm những chính sách phù hợp để phát triển. (Ảnh minh họa).

Cũng theo ông Hiển, tăng trưởng của thương mại điện tử nhưng quan trọng là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thúc đẩy chuyển đổi số. 4 năm triển khai Nghị quyết 52 rất nhiều chính sách chưa được thể chế hoá, như triển khai các sandbox vẫn còn vướng, nếu triển khai các cơ chế thử nghiệm có kiểm soát vẫn dừng lại ở các nghị định không đầu thì sẽ bế tắc trong thời gian tới. Chúng ta mới loay hoay thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt, qua hệ thống thanh toán nhỏ mobile money là chậm tiến… thực chất vướng ở đâu… Hay các cơ chế chính sách cho phát triển, chia sẻ dữ liệu?

Do vậy, ông Hiển cho rằng, cần có chính sách thực sự, kích cầu đầu tư đặc biệt đầu tư tư nhân, cần nhìn nhận thẳng thắn chính sách cho đầu tư tư nhân và cả khu vực nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước trừ những dự án dầu khi có sự quyết liệt của Chính phủ, còn lại các doanh nghiệp Nhà nước không có đầu tư mới, họ bế tắc về chính sách cho thúc đẩy đầu tư của chính mình.

“Những vướng mắc về Luật Ngân sách, Luật 69 cần được tháo gỡ, được chia sẻ. Kể cả đầu tư công cũng cần được đánh giá, nhìn nhận. WB đã từng kiến nghị, trong đầu tư công của Việt Nam cần cân nhắc chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số bên cạnh đầu tư cho hạ tầng. Vì đầu tư cho hạ tầng công nghệ, giáo dục chưa được bao nhiêu”, ông Hiển nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị Việt Nam bên cạnh các chính sách phục hồi kinh tế tư nhân, cần tiếp tục chú trọng tới việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số bởi đây là xu hướng tất yếu trên toàn cầu trong thời gian tới./.