web analytics

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2,3 tỷ USD nhưng doanh nghiệp trong nước chỉ được hưởng 10% thị phần, vì đâu nên nỗi? 17/04/2019

(KDTT) – Nếu so sánh toàn cầu, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ, nhưng đang tăng trưởng nhanh chóng.

Dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 33 triệu vào năm 2020. Năm nay, theo dữ liệu từ Mintel, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại London: thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD.

Hiện tại, các thương hiệu nước ngoài chiếm 90% thị phần mỹ phẩm của Việt Nam, với Hàn Quốc đứng đầu là nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực châu Á. Âm nhạc, thời trang và nội dung phim điện ảnh, phim truyền hình Hàn Quốc là cực kỳ phổ biến trên khắp châu Á. Việc xuất khẩu văn hóa thành công khiến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực mỹ phẩm của họ là dễ hiểu, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc 2015 đã cắt giảm thuế quan giữa hai nước. Bên cạnh đó là sự gia tăng không ngừng của các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, phương pháp làm đẹp, liệu pháp và các chế phẩm chống lão hóa.

Theo số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần. EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%, tiếp theo là Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%), các quốc gia còn lại đóng góp 7%.

Thứ hai, một số nhãn hàng xác định thị trường trọng điểm là xuất khẩu chứ không phải trong nước nên họ không chi mạnh cho quảng bá tại Việt Nam. Chính vì thế, người tiêu dùng không biết đến tên của các sản phẩm chất lượng trong nước. Tên các nhãn hàng và sản phẩm mỹ phẩm Việt còn xa lạ với người tiêu dùng vì chưa có đầu tư vào quảng cáo, quảng bá thương hiệu rộng rãi.

Kế đó, đối với người dùng, đặc biệt là phụ nữ, mỹ phẩm còn thể hiện phong cách, đẳng cấp của họ. Nhưng mỹ phẩm Việt lại chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, chất lượng sản phẩm nội địa cũng chưa được đồng đều và đồng bộ giữa đồ trang điểm và mặt hàng chăm sóc da.

Chưa kể đến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hầu hết các hãng đều phải mua nguyên liệu từ một số nguồn cơ bản. Ví dụ nhập nguyên liệu hóa chất từ Đức, tinh dầu thảo mộc từ Pháp, hay nguyên liệu cây, cỏ, hoa… từ Ấn Độ, Philippines.

Việt Nam hầu như chỉ thực hiện pha chế và bán hàng. Tuy nhiên, khâu quyết định là chiến lược quảng bá thương hiệu thì lại không được làm triệt để. Theo nhiều chuyên gia trong ngành mỹ phẩm, nhập khẩu thành phẩm thay vì nhập khẩu nguyên liệu như trước sẽ lợi hơn rất nhiều về chiến lược đầu tư.

Những năm qua các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã cố gắng cải tiến công nghệ để phát triển, nhưng do đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể đuổi kịp công nghệ của các tập đoàn lớn. Ở phân khúc hàng cao cấp, mỹ phẩm ngoại chiếm gần hết thị phần, vì công ty nội không có kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu.

Theo TTVN