Thực trạng và giải pháp trong xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay |
Mục tiêu cụ thể của Đề án là công nghiệp hóa sản xuất các loại thức ăn bổ sung trong nước có lợi thế (chế biến vi sinh vật, enzyme, thảo dược, các loại hợp chất thiên nhiên, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên…) để cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu vào năm 2025 và 30-35% vào năm 2030.
Phát triển và đổi mới trình độ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại vùng có định hướng phát triển chăn nuôi. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ) |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm… làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 24-25 triệu tấn vào năm 2025 và 30-32 triệu tấn vào năm 2030; đáp ứng tối thiểu 70% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tinh.
Nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án là phát triển và đổi mới trình độ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại vùng có định hướng phát triển chăn nuôi.
Trong đó, phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở vùng đang còn không gian chăn nuôi lớn; hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở khu vực đang có mật độ chăn nuôi và mật độ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cao.
Nội dung, nhiệm vụ và giải pháp khác của Đề án là phát triển công nghiệp sản xuất các loại thức ăn bổ sung và chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi; chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu.
Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên gồm: Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung; phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi; phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi./.