PV: Tôi quan sát anh gần đây, có vẻ như anh đang làm những thứ mà người ta gọi là “ngược đời”, và chính anh cũng từng thừa nhận điều này?

Nhà báo Trương Anh Ngọc: (Cười) Đó là cách nói về bản thân theo kiểu hài hước. Và tôi không theo xu hướng số đông. Ngày nay, đa phần đều nghiện điện thoại, suốt ngày sử dụng mạng xã hội. Họ không rời khỏi điện thoại. Tôi lại khác, tôi không đam mê mạng xã hội và dùng nó để truyền cảm hứng. Thứ duy nhất khiến tôi đam mê là duy trì thói quen đọc sách, một thói quen từ bé tới giờ. Đây là xu hướng có vẻ ngược đời. Nhưng với tôi, sách mang tới sự an yên. Hòa mình vào cuốn sách, tôi không quan tâm đến diễn biến xung quanh.

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Sống xanh cùng “lũ bạn xấu” là trải nghiệm tuyệt vời!
Nhà báo Trương Anh Ngọc luôn duy trì thói quen đọc sách.

Ngoài sách, tôi cũng bắt đầu có những chuyến leo núi, và bạn bè nói rằng tôi bị điên. Và mẹ tôi nói đó là “tâm thần”, vì tuổi này rồi sao còn lên núi. Thực ra, khi ai đó nói bạn phải sống theo đúng tuổi thì bạn đã dán nhãn cho người khác và bắt người khác làm cái việc mà mình nghĩ là đúng.

Ngày nay, đa phần đều nghiện điện thoại, suốt ngày sử dụng mạng xã hội. Họ không rời khỏi điện thoại. Tôi lại khác, tôi không đam mê mạng xã hội và dùng nó để truyền cảm hứng. Thứ duy nhất khiến tôi đam mê là duy trì thói quen đọc sách, một thói quen từ bé tới giờ. Đây là xu hướng có vẻ ngược đời. Nhưng với tôi, sách mang tới sự an yên. Hòa mình vào cuốn sách, tôi không quan tâm đến diễn biến xung quanh.

Tôi từng có hành trình 4 ngày 3 đêm ở Quảng Bình. Đi xuyên rừng, leo núi sau đó khám phá hang động. Tôi cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước và khám phá được giới hạn sức khỏe bản thân. Sau mỗi hành trình như vậy, tôi thấy mình trở nên mới mới mẻ. Tất cả những trải nghiệm ở đó đều tuyệt vời và tất nhiên, bạn sẽ không thấy được ở thành phố vốn dĩ chật chội.

Đây cũng là cách để có một cuộc sống xanh. Xanh ở đây không chỉ là hành động, mà còn nằm ở tâm hồn. Xanh là tươi trẻ, xanh có nghĩa rất nhiều năng lượng. Xanh không chỉ đơn thuần là việc chúng ta hạn chế dùng túi nilon. Hiện tại, tôi đi chợ luôn dùng túi đi chợ, đạp xe mỗi ngày và hạn chế đi xe ô tô.

Từ ngày 01/01/2026, Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm. Sau ngày 31/12/2030, Chính phủ yêu cầu dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Hiện nay, tại Cô Tô du khách sẽ phải tuân thủ quy định chính thức về việc không mang theo túi nilon và các vật dụng nhựa sử dụng một lần ra các đảo. Điều này, hướng các doanh nghiệp nhận thức được việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

PV: Là người ủng hộ lối sống xanh, anh cảm thấy bản thân mình đã tác động tích cực tới cộng đồng như thế nào?

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Trên thực tế, những điều này không mới đối với tôi, nó có thể mới ở Việt Nam và đặc biệt mới trong những năm gần đây. Khi mà đời sống tốt lên, có thu nhập ổn định, người ta thường hướng ra bên ngoài. Những điều này tôi đã có từ lâu, vì tôi sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm.

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Sống xanh cùng “lũ bạn xấu” là trải nghiệm tuyệt vời!

Còn nhớ, dạo Hà Nội bị chặt cây, người ta bắt đầu phản đối có nghĩa người ta bắt đầu nhận thức về lối sống xanh. Đây là một tín hiệu tốt. Việc mọi người sống xanh nhiều hơn, nó sẽ thành xu hướng nổi bật. Đặc biệt là sau COVID-19, tôi cảm giác ai cũng có vấn đề về tâm lý sau hai năm đại dịch. Họ nhận ra đã mất đi cái gì và bây giờ phải làm gì để chữa lành bản thân. Tôi vui vì nhiều thanh niên bắt đầu sống như thế.

Tôi nghĩ rằng, những người có ảnh hưởng trong xã hội sẽ truyền những ảnh hưởng tốt tới cộng đồng. Những ảnh hưởng như vậy càng lan tỏa càng tốt. Đương nhiên sẽ có những người thích, người không; sẽ có những người cảm thấy hợp và không hợp.

Khi tôi mới về Việt Nam, tôi đi bộ và chạy quanh Hồ Tây, đã có rất nhiều những bạn trẻ họ chờ chụp ảnh, thậm chí để chạy cùng. Tôi cảm nhận thấy đó là điều tích cực. Có thể khái niệm sống xanh, trước đây chỉ dành cho người nổi tiếng hay chỉ là sự tò mò, nhưng về sau có rất nhiều người thực hiện như một thói quen và cuộc sống tinh thần sức khỏe ngày càng tốt lên.

Tại sao mình phải sống xanh? Tại sao mình phải sống sạch? Một phần vì tôi đã công bố sẽ tự nguyện hiến tạng. Nếu như thế, chúng ta vẫn sống theo một cách nào đó. Mình phải sống tốt và sống khỏe để cho các bộ phận trong cơ thể của mình nó không có vấn đề gì cả… Sống xanh là sự tích cực về tất cả mọi thứ, kể cả cái chết.

Tôi vẫn sẽ tiếp tục leo núi, vẫn tiếp tục đạp xe và cũng không ngần ngại lan tỏa những điều này đến mọi người.

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Sống xanh cùng “lũ bạn xấu” là trải nghiệm tuyệt vời!

PV: Con người chúng ta đang có xu hướng sống xanh thì đây có phải là cơ hội cho doanh nghiệp “chuyển mình”, anh có thể chia sẻ góc nhìn của mình về việc này không?

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Sống xanh, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển và đang lan tỏa mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình trở lên. Đây được coi là bước triển khai thực tiễn và quan trọng của khái niệm tiêu dùng bền vững nhằm giảm tác động của xã hội đối với môi trường. Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối sống xanh đã thôi thúc ngành sản xuất thay đổi.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam dịch chuyển theo hướng tiêu dùng xanh. Bởi vì biến đổi khí hậu là một vấn đề cực kỳ lớn đối với nhân loại không và chỉ riêng quốc gia nào. Và điều khiến nhân loại nhận ra, nhất là trong những năm gần đây thời tiết bất thường, con người trở nên mong manh hơn trước những cơn bão đến tàn khốc.

Sống xanh, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển và đang lan tỏa mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình trở lên. Đây được coi là bước triển khai thực tiễn và quan trọng của khái niệm tiêu dùng bền vững nhằm giảm tác động của xã hội đối với môi trường. Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối sống xanh đã thôi thúc ngành sản xuất thay đổi.

Việt Nam là một trong những nước có rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Hiện tại, quá trình chuyển đổi bắt đầu diễn ra người ta bắt đầu bắt đầu mua xe điện nhiều hơn. Người ta bắt đầu yêu thiên nhiên, người ta bắt đầu nghĩ đến việc phải trồng cây xanh, phản đối việc cắt tỉa cây xanh. Rất nhiều những gia đình bắt đầu trồng cây, trang trí phần xanh trong trong chính căn nhà của mình.

PV: Anh ấn tượng với thương hiệu, doanh nghiệp nào tại Việt Nam về việc tiên phong phát triển xanh?

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế tuần hoàn… đang dần trở thành các tiêu chuẩn khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời chuyển đổi và thích ứng nhanh với xu hướng này.

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Sống xanh cùng “lũ bạn xấu” là trải nghiệm tuyệt vời!
Vingroup đã áp dụng thành công các mô hình kinh thế tuần hoàn, đáp ứng linh hoạt trước sự biến động của thế giới hiện đại. (Ảnh: Vingroup)

Để đón đầu xu hướng, doanh nghiệp phải có những chiến lược, nhân sự đi đầu cho xu hướng sống xanh mà chúng ta đang nói đến. Hiện tại, Vingroup đã, đang làm điều đó cực kỳ tốt. VinFast đã tiên phong, nghiên cứu và sản xuất các dòng xe điện chất lượng cao, thân thiện với môi trường hiện thực hóa “giấc mơ” giao thông xanh của người Việt. Không những thế, thời điểm tôi vào Sài Gòn thì tôi thấy họ có làm ống hút bằng bột gạo và tan ra được.

Ngoài sản xuất, yếu tố môi trường và phát triển bền vững được VinFast thực hiện bằng nhiều giải pháp, từ hệ thống quản lý giảm tác động đến môi trường, khuyến khích nhà cung cấp công bố thông tin phát thải, ra mắt dải sản phẩm không phát thải CO2, thân thiện môi trường…

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng chia sẻ, Vingroup là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và dự án xe điện VinFast cũng là dự án mà doanh nghiệp đã dồn hết tài sản, vốn liếng vào đây để thực hiện. Nói vậy để thấy câu chuyện của VinFast giờ đây không chỉ là riêng của doanh nghiệp nữa, mà còn là tài sản quốc gia và thương hiệu quốc gia nên chúng ta cần có góc nhìn toàn diện để có thái độ đúng đắn hơn.

PV: Xin cám ơn anh về cuộc trao đổi thú vị này. Chúc anh mạnh khỏe, tiếp tục viết tiếp hành trình xanh, hành trình sống sạch và hành trình truyền cảm hứng của mình tới giới trẻ./.