web analytics

Dự báo về một số tác động của cuộc CMCN lần thứ 4
Bài 4: Tác động với xã hội, hành vi và môi trường 25/05/2022

(KDTT) – Với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ cả quy mô lẫn tốc độ, lôi cuốn mọi người, ai cũng có thể tham gia và chịu sự ảnh hưởng. Về tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, có quốc gia, vùnlãnh thổ, có tổ chức, cá nhân được lợi nhiều, rất nhiều; bên cạnh thi có nhiều người sẽ bị thua thiệt, thậm chí còn thua thiệt nhiều hơn, dẫn đến bị tụt hậu xa hơn, bị bóc lột nặng nề hơn.

Trước xu thế không thể đảo ngược của cuộc cách mạng này, cả Nhà nước và các doanh nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế. Để có nhận thức đúng đắn để bắt kịp xu thế phát triển chung cho doanh nghiệp, doanh nhân, Kinh doanh và Phát triển khởi đăng tuyến bài “Dự báo về một số tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được trích trong sách: “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” của tác giả TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Bài 1: Bối cảnh của cuộc CMCN lần thứ 4
Bài 2: Bản chất, xu hướng công nghệ và công nghệ nền tảng trong cuộc CMCN 4.0
Bài 3: Tác động với kinh tế, chính phủ và an ninh quốc gia

Tác động đối với xã hội

Tác động tới việc làm và phân cực lực lượng lao động

Khi tự động hóa thay thế con người trong gần như toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa, điều đó sẽ làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay ” dần con người.

Các cuộc cách mạng công nghệ diễn ra thường làm xuất hiện những lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm thay các công việc của con người. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu thì việc giảm tổng số việc làm là không đơn giản như vậy. Bởi siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công việc hiện tại hoặc tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới. Tự động hóa cực cao và khả năng siêu kết nối sẽ có tác động lớn đối với lực lượng lao động. Theo đó, một phần lực lượng lao động kỹ năng thấp đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tự động hóa trong cuộc CMCN lần thứ ba, nay có thể bị ảnh hưởng hơn nữa. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là không chỉ lao động kỹ năng thấp mà còn là lực lượng lao động có kỹ năng trung bình, vì sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, kết hợp với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến bản chất của các công việc tri thức.

Tự động hóa ban đầu sẽ ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và các ngành hỗ trợ. Quá trình robot tự động hóa thì việc báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. Trong ngành bảo hiểm có thể không cần sự can thiệp của con người, hầu hết truy vấn khách hàng được trả lời tự động, … Trong tài chính, “robot tư vấn” đã có trên thị trường. Trong ngành tư pháp, máy tính có thể nhanh chóng “đọc” hàng triệu email và cắt giảm chi phí điều tra.

Về tác động đến việc làm có hai loại ý kiến

Loại ý kiến thứ nhất: Thất nghip gia tăng không chỉ đối với người nghèo và ở nước nghèo

Việc sử dụng robot thay thế cho sức lao động của con người đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm; hơn 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ở 5 quốc gia ASEAN: Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cho biết những tác động tích cực từ việc ứng dụng trong các công nghệ hiện đại như robot, kết nối thông minh qua internet trong việc tăng năng suất lao động, tăng doanh số,… Nhưng dự báo sẽ có khoảng 137 triệu lao động, chiếm 56% số lao động làm công ăn lương ở 5 quốc gia trên có thể phải đối diện với nguy cơ mất việc làm do việc áp dụng tự động hóa trong những thập niên tới, đặc biệt trong các ngành có tay nghề thấp như may mặc, giày dép,…

Tại một số quốc gia phát triển, việc con người bị thay thế bởi máy móc cũng đã và đang thành hiện thực. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Fukoku Mutual (Nhật Bản) cho biết, việc thay nhân viên của mình bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng tính toán tiền trả bảo hiểm sẽ tăng hiệu suất làm việc thêm 30% và có thể thu hồi vốn đầu tư chưa đến 2 năm. Theo báo cáo năm 2015 của Học viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), đến năm 2035, gần một nửa số việc làm tại Nhật Bản có thể sẽ do robot đảm nhiệm. Một nhà máy của hãng Adidas ở Đức bắt đầu dùng robot sản xuất giày vào năm 2017 và chỉ còn thuê 160 công nhân. Adidas cũng lên kế hoạch sử dụng robot tại một nhà máy ở Mỹ trong thời gian tới. Với việc sử dụng robot thay thế con người lao động, Adidas đặt ra mục tiêu cắt giảm công đoạn sản xuất giày từ 18 giờ xuống còn 5 giờ, cũng như tiết kiệm chi phí bảo hiểm tai nạn lao động, …

Bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng nhanh, nổi bật là 1% số người giàu nhất nắm tài sản tương đương với 99% số người còn lại. Cuộc CMCN lần thứ tư lại càng làm khuếch đại thêm xu hướng này do lợi suất của ý tưởng tăng trưởng mạnh, nhờ có ý tưởng liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo nên đã xuất hiện nhiều tỷ phú đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, đó là điều rất khác biệt so với các giai đoạn trước đây. Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy, hỗ trợ cho quá trình số hóa và tự động hóa tăng mạnh. Trong khi đó, các kỹ năng truyền thống đã từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước đang bị người máy thay thế nên có lợi suất giảm mạnh. Nhóm chịu tác động mạnh nhất là nhóm lao động đơn giản ít có kỹ năng do rất dễ bị thay thế bởi người máy. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu, làm tăng khoảng chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa một bên là lao động ít kỹ năng hay có kỹ năng dễ bị người máy thay thế đang chiến tuyệt đại bộ phận người lao động và bên kia là những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh.

Từ một số bất cập nêu trên dẫn đến việc chủ nghĩa tư bản phải thực hiện thay đổi căn bản, với việc đưa vào mô hình “Nhà nước sáng tạo”, Nhà nước phúc lợi”. Theo đó, có người đề nghị sáng kiến là người máy thông qua chủ phải đóng thuế thu nhập và đóng bảo hiểm xã hội để dùng tiền đó đào tạo lại và hỗ trợ cho những công nhân bị thay thế. Ý tưởng mới về sàn an ninh xã hội – mọi người đều được cấp một khoản tiền nhất định không phụ thuộc vào việc có đi làm hay không, những manh nha của phương thức phân phối này đang được xem xét ở một số nước phát triển, như Phần Lan, Hà Lan, Thụy Sỹ và Canada, đã quyết định thử nghiệm việc “cho tiền” người dân hàng tháng bất kể họ có thất nghiệp hay không.

Như vậy, cuộc CMCN lần thứ tư sẽ ảnh hưởng lên toàn cầu nhưng sự hưởng lợi sẽ rất khác nhau. Nếu không có chính sách phù hợp sẽ nảy sinh mầm mống của các xung đột xã hội, xung đột quốc gia và các loại xung đột mới.

Loại ý kiến thứ hai: Cuộc CMCN lần thứ tư cũng sẽ tạo ra nhiều loại hình việc làm mới hơn là những việc làm mất đi

Lý giải cho loại ý kiến thứ hai này là vì nhìn lại lịch sử cho thấy, cuộc CMCN lần thứ nhất đã tạo ra nhiều việc làm hơn một số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); trong cuộc CMCN lần thứ hai – cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 – đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng); và trong cuộc CMCN lần thứ ba – cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 – cùng đã tạo ra nhiều việc làm hơi số việc làm bị mất đi (lao động văn thư, hành chính đơn giản). Cuộc CMCN lần thứ tư này tác động lên việc làm cùng phải nằm trong quy luật đó, tức là về lâu dài cũng sẽ tạo nên nhiều việc làm mới, bởi vì:

(1) Tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây phải mất 10 năm cho Thomas Newcomen cải tiến độ. cơ của mình trước khi công bố với thế giới vào năm 1712 và nó tác động vào các ngành công nghiệp lao động chân tay trong nhiều chục năm sau đó. Ngày nay, việc cải tiến có thể xảy ra trong 10 tháng 10 tuần và thậm chí chỉ sau 10 ngày. Một điện thoại thông minh sau 2 đến 3 năm đã lỗi thời, thậm chí chỉ vài tháng. Do vậy, nhân lực cho KH&CN và các dịch vụ liên quan sẽ gia tăng. Tốc độ thay đổi trong giáo dục cũng đang gia tăng, ước tính gần 50% kiến thức môn học trong năm đầu tiên của 4 năm học kỹ thuật của một sinh viên sẽ trở nên lỗi thời khi ra trường.

(2) Thời đại của sự bùng nổ với hàng loạt công nghệ mới. Đó là: trí tuệ nhân tạo; dữ liệu lớn; IoT; công nghệ điện toán đám mây robot trong công nghiệp và gia đình; xe và thiết bị bay không người lái: máy in 3D; thực tế ảo… Trong thời gian tới, danh sách này có thể sẽ được nối dài và làn sóng công nghệ mới ra đời sẽ tạo ra những làn sóng kinh doanh mới và việc làm mới.

(3) Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu rất lớn, vì vậy những thử nghiệm và đổi mới sáng tạo sẽ không chỉ được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu, mà có thể ở mọi nơi và cơ hội khởi nghiệp rộng mở. Những thay đổi đáng kể có thể được thực hiện bởi các cá nhân tài năng trong nhà, trong văn phòng và nhà máy của họ. Khả năng của các nhóm nhỏ khởi nghiệp với các sản phẩm và dịch vụ mới là thuận lợi chưa từng có.

(4) Các khoản đầu tư rất lớn, lên tới hàng tỷ, hàng chục tỷ USD, đang được thực hiện bởi các công ty ở châu Âu, châu Á và Mỹ để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trong năm 2015, đã có tới 17,8 tỷ USD được đầu tư cho khởi nghiệp theo yêu cầu, năm 2014 mới chỉ là 6,5 tỷ USD (gấp 10 lần so với mức của năm 2013). Robot tự động kết nối cùng với trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện lao động chân tay cũng như các công việc có liên quan đến thuật toán và tổ chức nhưng chúng không yêu cầu một mức lương, trợ cấp chăm sóc sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi giữa ca làm việc và không bị bệnh hoặc mắc một số sai lầm trong làm việc.

(5) Cuộc CMCN lần thứ tư thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở nhiều nước. Đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông, giáo dục, đào tạo, y tế, pháp luật… Nhiều khả năng sẽ không có thất nghiệp trên diện rộng do lao động sẽ chuyển dần từ các ngành công nghiệp mất đi sang các ngành công nghiệp mới.

Robot tự động kết nối cùng với trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện lao động chân tay cũng như các công việc có liên quan đến thuật toán và tổ chức.

Tác động đối với cách sống, hành vi sống của người dân

Cuộc CMCN lần thứ tư sẽ thay đổi không chỉ những gì chúng ta làm mà cả ngay chính con người chúng ta. Nó sẽ làm thay đổi bản sắc của chúng ta và tất cả những vấn đề liên quan tới bản sắc đó, bao gồm: sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, phương thức tiêu dùng, thời gian chúng ta dành cho công việc và giải trí, cách thức chúng ta phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người và củng cố các mối quan hệ. Nó đã và đang làm thay đổi sức khỏe của chúng ta và dẫn tới một “cái tôi” nhất định, và có thể dẫn tới sự gia tăng dân số nhanh hơn chúng ta nghĩ.

| Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu sự hội nhập tất yếu của công nghệ trong cuộc sống có thể làm suy giảm một số bản năng tinh túy của con người, chẳng hạn như lòng thương cảm và sự hợp tác. Mối quan hệ của chúng ta với điện thoại di động là một trường hợp như vậy. Sự kết nối thường xuyên liên tục với điện thoại di động có thể cô lập chúng ta khỏi một trong những tài sản quan trọng nhất của cuộc sống, đó là thời gian để ngừng nghỉ, suy ngẫm hay đơn giản là tham gia vào một cuộc hội thoại có ý nghĩa.

Một trong những thách thức mang tính cá nhân lớn nhất mà CNTT mang lại là sự riêng tư. Thông tin về cá nhân sẽ dễ dàng có thể cứu và tìm kiếm vì chúng ta buộc phải kết nối với các hệ thống điện tử. Tương tự, các cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực CNSH và thông minh nhân tạo giúp định nghĩa lại con người là gì bằng cách, hạ thấp những giới hạn hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức và năng lực, buộc chúng ta phải định hình lại những ranh giới về đạo đức và phẩm hạnh.

Chúng ta cần hình thành nên một tương lai phục vụ cho tất cả chúng ta, trong đó, vị trí của người dân là trên hết và họ được tăng thêm quyền lực. Trong viễn cảnh bi quan, cuộc CMCN lần thứ tư có thể robot hóa con người và từ đó tước bỏ một phần đáng kể tâm hồn và trái tim của chúng ta. Thậm chí, ở một số quốc gia, trong không ít gia đình, chồng đã mua “vợ búp bê” về để thổ lộ tình cảm, còn để mặc vợ “chính” của mình cô đơn, lạnh lẽo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng những yếu tố tốt đẹp nhất trong bản chất của con người, đó là sự sáng tạo, lòng cảm thông và khả năng quản lý sẽ được cuộc CMCN này đưa con người tới một nhận thức về đạo đức mang tính tập thể, dựa trên một vận mệnh chung. Trách nhiệm của tất cả chúng ta là đảm bảo rằng điều thứ hai sẽ xảy ra.

Cuộc CMCN lần thứ tư sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Gọi taxi, đặt vé máy bay, mua một sản phẩm, thực hiện thanh toán, nghe nhạc hay xem phim đều có thể được thực hiện từ xa. Internet, điện thoại thông minh và hàng ngàn các ứng dụng đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn và năng suất hơn. Chỉ đơn giản với một thiết bị như một máy tính bảng, chúng ta có thể đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả năng xử lý tương đương với 5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí lưu trữ thông tin gần như bằng không (ngày nay lưu trữ 1 GB có chi phí trung bình ít hơn 0,03 USD một năm, so với hơn 10.000 USD cách đây 20 năm).

Tương lai của chúng ta là dựa vào tài năng – yếu tố quan trọng bậc nhất, cốt lõi của sản xuất, chứ không phải là vốn. Điều này sẽ làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm: “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lượng cao”, viễn cảnh này sẽ góp phần làm gia tăng những mâu thuẫn trong xã hội.

Những người hưởng lợi lớn nhất của sự đổi mới có xu hướng là các nhà cung cấp vốn trí tuệ và vật chất – những nhà sáng tạo, các cổ động và nhà đầu tư – điều này giải thích chênh lệch tăng lên về sự giàu có giữa những người phụ thuộc vào vốn và lao động. Đối với phn lớn dân số ở các nước có thu nhập cao: nhu cầu lao động có tay nghề cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm. Kết quả là một thị trường việc làm với nhu cầu cao ở hai đầu cao và thấp, gần nhưng trống rỗng ở khúc giữa. Một nền kinh tế “người chiến thắng có tất cả” chỉ mở ra sự tiếp cận hạn chế cho tầng lớp trung lưu là một công thức dẫn tới tình trạng bất ổn dân chủ và lớp trung lưu bị bỏ rơi.

Sự bất bình cũng có thể được thúc đẩy bởi sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội. Hơn 30% dân số thế giới hiện nay sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để kết nối, học hỏi và chia sẻ thông tin. Trong một thế giới lý tưởng, những tương tác này sẽ cung cấp cơ hội cho sự hiểu biết và liên kết liên văn hóa. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tạo ra và tuyên truyền những kỳ vọng không thực tế như những gì tạo nên thành công cho một cá nhân hoặc một nhóm, cũng như mở ra các cơ hội cho sự lan truyền những ý tưởng và cả những ý thức hệ cực đoan.

Việc gia tăng sử dụng hệ sinh thái IoT sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm đời tư, an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của con người trong sử dụng các sản phẩm kết nối không dây hay các phương tiện không người lái. Các vấn đề bảo mật sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Độ tin cậy và ổn định là rất cần thiết cho giao tiếp giữa những máy móc gồm cả thời gian trễ rất ngắn và ổn định. Để duy trì tính toàn vẹn của quá trình sản xuất, cần phải tránh bất kỳ rủi ro nào về CNTT, những yếu tố sẽ gây hậu quả sản xuất, và cần phải bảo vệ bí quyết công nghiệp.

Tác động đến môi trường

Về lý thuyết, tác động đến môi trường là tích cực trong ngắn hạnhết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn, bởi vì các công nghệ mới đều là những công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường.

Các công nghệ giám sát môi trường đang phát triển nhanh, được hỗ trợ bởi IoT, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực. Ví dụ, thông qua các phương tiện như máy bay không người lái được kết nối bởi internet. trang bị các camera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập các thông tin số liệu cần thiết cho việc giám sát. Công nghệ chế tạo theo kiểu in 3D giúp cho chúng ta hầu như loại bỏ được phế liệu, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên.

Các dịch vụ như Facebook, WhatsApp, Pinterest, Snapchat, Twitter và Instagram đã đóng một vai trò then chốt trong sự tương tác xã hội của các công dân trên toàn thế giới. Siêu tự động hóa kết hợp với siêu kết nối, cho phép hệ thống máy tính kiểm soát, quản lý các quá trình vật lý và phản ứng một cách “con người” hơn bao giờ hết. Nhờ siêu tự động hóa, “hệ thống mạng vật lý” ra đời, cho phép robot và các cỗ máy thông minh tăng khả năng kết nối để “vượt qua vực thẳm” giữa công nghệ và kỹ thuật, thế giới tự nhiên và thế giới con người.

Bạn đang đọc bài Bài 4: Tác động với xã hội, hành vi và môi trường tại chuyên mục Thời sự. Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng: 0369452904. Hoặc Email: bandientukdtt2022@gmail.com

Theo KDPT