web analytics

Công nghiệp sinh thái: Hướng phát triển kinh tế bền vững cho các địa phương 21/05/2022

(KDTT) – Được biết tới là một hướng đi của công nghiệp tương lai, công nghiệp sinh thái hứa hẹn mang tới những tích cực trong việc phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.

Công nghiệp sinh thái là một ứng dụng kinh tế tuần hoàn bằng những liên kết cộng sinh, phát triển kinh tế bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng cảnh quan sinh thái gắn liền với văn hóa – lịch sử của địa phương, mang lại các giá trị thiết thực cho Nhà đầu tư, Cộng đồng và Xã hội.

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền – một kiểu mẫu thành công của công nghiệp sinh thái.

Giá trị của Công nghiệp sinh thái chính là việc phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững khi tiếp cận các nguồn lực tại đấy một cách đầy đủ, kết hợp các yếu tố để cùng tạo ra một cộng hưởng nhằm đạt được mục tiêu chung cho nhiều bên.

Giá trị của Công nghiệp sinh thái chính là việc phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.

Đi đầu trong việc phát triển công nghiệp sinh thái hiện nay có thể nhắc tới là Công ty CP Shinec. Một trong những dự án điển hình của Shinec là dự án khu công nghiệp sinh thái tiên phong Nam Cầu Kiền tại Hải Phòng. Được biết, thời gian tới Shinec sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình khu, cụm công nghiệp sinh thái và triển khai các dự án tại một số các tỉnh thành tại Việt Nam với mong muốn đóng góp và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển kinh tế bền vững, gắn chặt văn hóa vùng miền vào từng mô hình đầu tư để gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và nâng cao các giá trị kinh tế – xã hội.

Được biết, với tầm nhìn với khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung mà đặc biệt là tại Gia Lai nói riêng, Công ty Shinec đang có kế hoạch đầu tư tại đây chuỗi liên cụm công nghiệp kèm theo các dự án phụ trợ như Dự án nhà ở xã hội, Khu du lịch sinh thái…

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec – một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển công nghiệp sinh thái.

Trong tương lai, Công ty CP Shinec dự tính sẽ liên kết và hợp tác với các dự án tại địa phương như dự án CCN-TTCN của Công ty Cao Su Mang Yang để tối ưu hóa bài toán kết nối giao thông và đầu tư cơ sở hạ tầng, Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chư Sê của Công ty Việt Phúc và một số các nhà sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu lớn tham gia vào các Hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP, để thu hút các Nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản.

Bạn đang đọc bài Công nghiệp sinh thái: Hướng phát triển kinh tế bền vững cho các địa phương tại chuyên mục Kinh tế . Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng: 0369.452.904. Hoặc Email: bandientukdtt2022@gmail.com

Theo KDPT