Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của Công ty CP Tổng công ty Công trình Đường sắt (RCC) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng sau một năm khó khăn. Tuy nhiên, trong quý I đầu năm 2023, tình hình kinh doanh của công ty vẫn chưa được cải thiện, thế nhưng, RCC vẫn trúng được nhiều gói thầu lớn.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2023 của RCC

Quý I ảm đảm

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, RCC đặt mục tiêu doanh thu 950 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 50 tỷ đồng. Cơ sở để HĐQT Công ty đặt kế hoạch này dựa trên giá trị hợp đồng năm 2022 chuyển sang hơn 440 tỷ đồng và giá trị hợp đồng ký mới dự kiến hơn 1.800 tỷ đồng.

Bước sang quý I/2023, công ty có kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa khi doanh thu mang về chỉ đạt 28,9 tỷ đồng, giảm tới 269% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, giá vốn bán hàng cao, chiếm phần lớn doanh thu ở mức 24,7 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp về bán hàng chỉ đạt 4,3 tỷ đồng.

Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao nên lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ấm tới 11,3 tỷ đồng ngay trong quý I, so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái, mức âm này đã tăng lên gấp 18 lần.

Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 được diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, RCC đặt mục tiêu doanh thu 950 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 50 tỷ đồng. Cơ sở để HĐQT Công ty đặt kế hoạch này dựa trên giá trị hợp đồng năm 2022 chuyển sang hơn 440 tỷ đồng và giá trị hợp đồng ký mới dự kiến hơn 1.800 tỷ đồng.

Nhìn vào kết quả kinh doanh quý I của công ty còn vượt xa so với mục tiêu kế hoạch.

Đáng chú ý, trong quý I/2023, RCC đang có khoản vay nợ tài chính ngắn hạn lên tới 260,3 tỷ đồng, con số này đã tăng nhẹ so với đầu kỳ và khoản vay nợ tài chính dài hạn là 2.468,5 tỷ đồng, ghi nhận cũng đã tăng so với giai đoạn đầu kỳ.

Số vay nợ này trước đó đã được thể hiện trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của RCC. Cụ thể, vay nợ ngắn hạn tăng 23,5% lên 258,1 tỷ đồng; vay nợ dài hạn tăng 27,7% lên 2,1 tỷ đồng. Tổng nợ vay chiếm 30,3% nguồn vốn.

Và kết quả thực hiện trong năm 2022 của công ty cũng không đạt kế hoạch được đề ra. Theo lý giải của RCC, công ty cho biết, nhiều công trình chậm tiến độ. Ví dụ cầu Tam Giang do chưa có mặt bằng thi công; Gói thầu số 3-XL Thi công xây dựng đoạn Km47+672 – Km83+000 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) thuộc cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chưa có đường vào thi công. Gói thầu số 11A Thi công xây dựng hạng mục công trình hầm số 1, số 2, số 3 Phủ Cũ và Chí Thạnh, thuộc Dự án Gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM gặp khó do địa chất hầm Chí Thạnh khác với hồ sơ thiết kế. Bên cạnh đó, còn có công trình cầu Bến Rừng và 3 cầu ven biển Quảng Bình chưa được bàn giao mặt bằng thi công.

Trước những tình hình khó khăn, tham vọng với con số lợi nhuận trước thuế 50 tỷ đồng của RCC là khó có thể đạt được.

Vẫn trúng nhiều gói thầu lớn

Mặc dù kinh doanh không mấy sáng sủa nhưng RCC vẫn trúng nhiều gói thầu lớn. Trên website của RCC giới thiệu, Công ty đã hoàn thành trên 500 dự án. Hoạt động chính của công ty này là xây dựng các công trình giao thông đường sắt, đường bộ; tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát và thiết kế các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp; đầu tư, kinh doanh bất động sản; sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng…

Dữ liệu đấu thầu cho thấy, Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt đã tham gia 32 gói thầu, trong đó trúng 26 gói, trượt 4 gói, 1 chưa có kết quả, 1 gói đã bị huỷ, với tổng giá trị trúng thầu là 8.492,9 tỷ đồng. RCC cũng từng trúng nhiều gói thầu cải tạo, nâng cấp các đoạn tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM do Ban Quản lý dự án đường sắt làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu.

Nửa đầu năm 2023, RCC đã thắng lớn khi liên tiếp được gọi tên ở hàng loạt gói thầu từ vài trăm cho đến hàng nghìn tỷ đồng.

Đầu tiên phải kể đến là dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Km140+478 – Km293+950; cầu Cấm Km300+161 (thuộc tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An).

Trúng thầu là Liên danh Công ty CP Tổng công ty công trình đường sắt – Công ty CP Tổng công ty cơ khí xây dựng Thăng Long – Công ty CP Đường sắt Hà Hải – Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh. Giá dự toán gói thầu 193.509.456.000 đồng, giá trúng thầu 193.307.732.748 đồng.

Hay dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Km319+020 – Km622+181 thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Trúng thầu là Liên danh Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt – Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên – Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 3 – Công ty CP Cơ khí và xây dựng HT – Công ty CP Đường sắt Hà Hải.

Liên danh các nhà thầu trúng gói thầu cải tạo nâng cấp đoạn Km319+020 – Km622+181

Ngoài ra, RCC cùng các liên danh còn trúng nhiều gói thầu có giá trị lớn khác như: Ngày 22/6/2023, RCC được Tổng công ty đường sắt Việt Nam công bố trúng gói Sửa chữa định kỳ trụ chống va xô cầu Thạch Hãn Km633+193 tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (11,7 tỷ đồng).

Ngày 21/3/2023, RCC trúng gói thầu XL-VNT2-03: Cải tạo, nâng cấp đoạn Km1241+990 – Km1314+930 thuộc tỉnh Khánh Hòa, do Ban QLDA Đường sắt mời thầu. Gói này có giá trị trúng thầu là 318.899.694.353 đồng.

Đăc biệt, ngày 9/2/2023, Ban QLDA 85 ký Quyết định 294/QĐ-BQL phê duyệt, công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói 11-XL, Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Theo KDPT