web analytics

Giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách, pháp luật về công tác Quy hoạch theo Luật Quy hoạch   01/05/2022

(KDTT) – Luật quy hoạch đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV năm 2017, có hiệu lực thi hành năm 2019. Trên thực tế việc triển khai gặp không ít khó khăn vướng mắc. Quốc hội đang thực hiện hoạt động giám sát về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch theo Luật quy hoạch 2017. Yêu cầu và nội dung giám sát tập trung đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, tính phù hợp và khả thi của bản thân Luật quy hoạch, Đồng thời đánh gía tính tuân thủ, thực trạng và vướng  mắc trong thực hiện Luật Quy hoạch cần được tháo gỡ và thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật cũng như việc đảm bảo cho Luật quy hoạch được áp dụng trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy thu hút doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội,  kể cả trong chiến lược dài hạn cũng như trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội hàng năm.

Trong phạm vi bài viết  xin có một số ý kiến về chất  lượng , tính tuân thủ luật pháp cũng như về công tác tư vấn, thẩm định quy hoạch và các giải pháp kinh tế – xã hội trong bối cảnh các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng chưa thật hoàn chính và chưa được phê duyệt.

Vấn đề thứ nhất là về Luật Quy hoạch, có thể thấy Luật Quy hoạch năm 2017 được soạn thảo và thông qua về cơ bản có chất lượng. Nội dung Luật  đã đạt được mục tiêu và yêu cầu. Thứ nhất Luật là công cụ quản lý nhà nước về quy hoạch, là yêu cầu và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và Địa phương trong quản lý quy hoạch , trong quản lý kinh tế -xã hội theo quy hoạch. Thứ hai những quy định của Luật, những quy hoạch được phê duyệt là chỉ dẫn cho doanh nghiệp, cho các nhà đầu tư và cho người dân sống và hoạt động, cũng như kinh doanh, làm kinh tế. Thành công và ý tưởng chủ đạo của Luật quy hoạch là  đã tổng hợp, tích hợp tất cả quy hoạch vào một hệ thống giản lược, hữu cơ, tương tác và đảm bảo tính đồng nhất. Tất nhiên việc tổng hợp tích hợp các quy hoạch vào một hệ thống quy hoạch là việc làm không đơn giản, rất cần không chỉ các quy định mang tính Luật pháp mà cả ý chí, trí tuệ và sự quyết tâm chính trị , với tư duy rất khoa học và phương pháp rất khoa học.

Có ý kiến cho rằng cần sửa đổi Luật và cũng cho rằng một số quy định của Luật còn thiếu những quy định cụ thể nên khó thực hiện. Theo đánh giá,  Luật Quy hoach 2017 đã  chế tài, như quy định Điều 1 của luật về phạm vi điều chỉnh là việc lập, thẩm định, quyết định, phên duyệt, công bố thực hiện , đánh giá , điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoach. Như vậy là đầy đủ.

Luật Quy hoạch 2017 có 59 điều , kết cấu trong 6 chương, trong đó raastb đáng quan tâm có hai điểu :  Điều 57 sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan tới Luật Quy hoạch và Điều 59 quy định về chuyển tiếp. Với Điều 57,  đây là một cách thức mới, rất phù hợp và có ích. Quốc hội đã thực hiện phương pháp : Một luật sửa nhiều luật và với Luật quy hoạch 2017 sẽ liên quan và đụng chạm đến quy định ở  nhiều Luật, vì vậy Quốc hội đã cho răng cái gì đã rõ cần quy định chỉnh sửa luôn. Ở Điều 57 đã tính tới các quy định liên quan và cần điều chỉnh hàng chục Luật liên quan như Luật Dự trữ quốc gia, Luật Công nghệ thông tin, Luật Thú y, Luật Giáo dục, Luật Viễn thông, v.v…. Các điều khoản có liên quan đến quy hoạch thì đều được chỉnh sửa và chỉnh sửa này để cho phù hợp và đồng bộ, chính điều này đảm bảo cho Luật Quy hoạch có những quy định thống nhất với các Luật đã và sẽ ban hành. Hơn nữa, đã là luật thì thể hiện những quy định mang tính chế tài về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quy hoạch và  chế tài về các vấn đề mang tính thủ tục, trình tự từ vấn đề lập, thẩm định, quyết định, công bố, công khai quy hoạch v.v…Luật  đã có quy định khá đầy đủ về nôi dung các quy hoạch. Về phương pháp xây dựng quy hoạch, tư vấn và thẩm định quy hoạch cho đến thực hiện quy hoạch là về cách thức và kỹ thuật. Đây là những kỹ thuật mang tích nghiệp vụ, có tính  khoa học mà các chuyên gia, các nhà khoa học phải áp dụng cho từng loại quy hoạch (quy hoach tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành , quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch chuyên ngành…), tùy tính chất từng công việc cụ thể trong từng công đoạn của Quy hoach để áp dụng và sử dụng, trên cơ sở tuân thủ những quy định mang tính chế định , mang tinh nguyên tắc, quy định về thủ tục và trình tự  xây dựng, thẩm định quy hoạch.

Vì thế tôi cho rằng, Luật có hiệu lực từ 2019, đến nay, mới qu 3 năm thực hiện  chưa nên đặt ra việc sửa luật. Có thể nhận thấy ,  sự chậm trễ trong triển khai Luật, chậm trễ trong xây dựng , phê duyệt và công bố các quy hoạch do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu và  nguyên nhân chính không phải lả bản thân Luật mà là các nguyên nhân sau:

– Nhận thức về Luật quy hoạch chưa đầy đủ, chưa thống nhất, hiểu về các quy định của Luật chưa đúng, chưa sâu, thậm chí còn có sự hiểu sai về một số quy định của Luật

– Còn thiếu kế hoạch cụ thể, biện pháp quyết liệt để triển khai Luật, để tuân thủ các chính sách Luật. Không ít trường hợp , còn thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, chưa kịp thời phát hiện và tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai Luật ở các cấp.

– Nhà nước, một số bộ , ngành địa phương chưa tập trung trí tuệ , nguồn lực. Quyết tâm chính trị chưa cao, Kỷ luật chưa nghiêm . Một số trường hợ việc triển khai Luật còn mang  tính hình thức, lầm lấy lệ  và vì vậy, chất lượng quy hoạch không cao

– Lúng túng về phương pháp và quy trình triển khai thi hành Luật và thực hiện các chính sách Luật

Để khắc phục tình trạng vước mắc trong nhận thức, trong hiểu biết khi triển khai Luật quy hoạch, tôi đề nghị:

Một là . Quốc hội nên rà soát lại xem còn những nội dung gì thực sự chưa  phù hợp, còn vướng mắc, chồng chéo. Có biện pháp khắc phục, tháo gỡ bằng các quy định mang tính Luật pháp hoặc hướng dẫn, giải thích điều khoản  Luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội nên chủ động giải thích các điều luật còn có sự hiểu khác nhau hoặc hiểu chưa đúng.

Hai là, Quốc hội , Chính phủ có biện phảm đảm bảo và nâng cao  sự thống nhất về nhận thức, về cách hiểu các quy định của Luật. Trên thực tế,  nhận thức về một số quy định của Luật quy hoạch  còn chưa được thống nhất xung quanh vấn đề quy hoạch, hệ thống quy hoạch của quốc gia, xung quanh vấn đề về nội hàm của quy hoạch, về thủ tục trình tự quy hoạch cũng như trách nhiệm trong từng khâu công việc của quy hoạch. Cách hiểu chưa thống nhất của những người làm quy hoạch , thẩm định và phê duyệt quy hoạch làm chậm trễ và ảnh hương chất lượng các quy hoạch.

Quốc hội đã có Nghị quyết 751/2019 giải thích điều 6 và điều 20 của Luật. Quốc hội và Ủy ban Thương vụ Quốc hội cần chủ động ban hành nghị quyết  giải thích một số nội dung cần có hiểu biết và nhận thức thống nhất như những nội dung liên quan căn cứ xây dựng quy hoạch, vấn đề tư vấn, vấn đề sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xây dựng quy hoạch hay vấn đề hoàn chỉnh, điều chỉnh, công bố công khai quy hoạch, vấn đề sử dụng quy hoach đã có, vấn đề tích hợp các quy hoạch …

Đây là nhiệm vụ thuộc chức năng Quốc hội và ủy ban thương vụ quốc hội thì Quốc hội, UBTVQH giải thích điều luật, chứ không phải là vấn đề quy định bổ sung hay vấn đề cần sửa đổi điều Luật. Quốc hội, mà trứớc hết là Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải thích điều luật cho rõ hơn đảm bảo cách hiểu thống nhất và thực hiện thống nhất. Chúng tôi cho rằng vướng hiện nay không phải bản thân các quy định của điều luật mà theo thông tin từ  các  ngành, địa phương, thì có nguyên nhân là sự chậm trễ trong viêc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, của các Bộ ngành, của Địa phương, đồng thời là sự chậm xử lý vướng mắc, việc tổ chức triển khai chưa tập trung , thiếu quyết liệt …

Vấn đề thứ hai, Việc tuân thủ chính sách Luật và triển khai Luật còn chậm do có nhiều vướng mắc, trong đó, vướng mắc chính là do tổ chức thực hiện. Ở đây có 2 việc :

Một là tổ chức thực hiện: Việc hướng dẫn Luật chậm, chưa đầy đủ. Hướng dẫn của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành, hướng dẫn của các địa phương. Cần phải thấy, bản thân địa phương cũng phải hướng dẫn. Luật đã có hiệu lực, vấn đề là cần có hướng dẫn , có tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về thủ tục, trình tự và những việc cần làm.

Hai là, Cần tính đến tính đặc thù của quy hoạch các tỉnh, quy hoach các ngành, trước hết là quy hoạch chuyên ngành. Luật không thể quy định về phương thức, kỹ thuật, cách thức lập, thẩm định công bố … các quy hoạch. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn chi tiết, phù hợp từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực và từng loại quy hoạch.

Chính phủ, các ngành, các địa phương cần xây dựng quy trình phương pháp cho từng loại quy hoạch và quan tâm tập trung nguồn lực , trí tuệ  tổ chức các hoạt động đào tạo,  huấn luyện, trước hết là huấn luyện về phương pháp xây dựng quy hoạch, phuơng pháp tư vấn, thẩm định, đánh  giá quy hoạch. Đây là vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ là vấn đề phương pháp khoa học. Luật không chế tài được, mà sử dụng phương pháp, những kỹ thuật nghiệp vụ gì thì lại tùy theo từng loại quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, tùy từng yêu cầu và tính chất công việc, tích chất công đoạn trong quy trình xây sựng , thẩm định công bố quy hoạch. Cái khó và đòi hỏi những kỹ thuật chuyên sâu trong các quy hoạch mang tính chuyên ngành. Đây là những quy hoạch cần những phương pháp riêng, đặc thù rất khoa học và cần hiểu biết, cần kiến thức của các chuyên gia ngành, chuyên ngành, ví dụ quy hoạch về hàng không, về đường sắt, về đường bộ hay đến quy hoạch về ngành điện, ngành dệt..v.v… là những quy hoạch mang tính chuyên ngành, rất kỹ thuật thì lại rất cần những phương pháp riêng đặc thù.

Vấn đề thứ ba, về công tác tư vấn và thẩm định quy hoạch

Để có những quy hoạch chất lượng,  đòi hỏi phải sử dụng tốt công tác tư vấn và tổ chức tốt các hoạt động thẩm định quy hoạch. Nhưng trước hết để có tư vấn tốt, thẩm định trung thực chính xác, trước hết quy hoạch cần được xây dự trên căn cứ tin cậy, phải có thông tin, tư liệu kể cả thông tin quá khứ và thông tin dự báo, cần có phương pháp thu thập thông tin, tạo  lập các căn cứ của quy hoạch theo quy định của Luật. Việc sử dụng căn cứ nào, căn cứ luật quy định rồi, ví dụ quy hoạch của tỉnh thì căn cứ khác, quy hoạch Vùng có căn cứ khác, quy hoạch ngành lại có những căn cứ khác, cả căn cứ định tính và định lượng |Quan trọng nhất là vấn đề tập hợp cho đủ các thông tin và từ thông tin đấy phân tích, đánh giá ra để chọn lựa phương án, thường thường người ta nói là trong xây dựng, tư vấn, thẩm định quy hoạch quy hoạch thì sử dụng 3 phương pháp đánh giá thông tin.

Một là phương pháp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.

Hai là đánh giá thời cơ,

Ba là đánh giá và dự báo các rủi ro, thách thức.

Đã là quy hoạch phải tính cho  tương lai vì quy hoạch là tương lai. Đánh giá thách thức rủi ro và thách thức, rủi ro không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế hay là vấn đề thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và  cả những thách thức về môi trường Đia chính trị trong nước và khu khu vực  . Bây giờ đang thế  đi lên, lợi nhuận, hiệu quả  thế này, thế kia, phát triển thế này, thế kia, nhưng khi có sự thay đổi  khách quan hoặc chủ quan , từ bản thân hay từ bên ngoài là mọi sự sẽ khác, chưa kể tới những rủi ro địa chính trị là vấn đề càng lớn. Vì thế cần phải phân tích, cần kỹ thuật đánh giá, phân tích thực trạng , phân tích dự báo, cần đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu những có sẵn các tình huống  và biện pháp phòng ngừa , kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tôi đề nghị, từ kết quả giám sát   Quốc hội nên có ý kiến và yêu cầu Chính phủ, các ngành , các địa phương.

Ảnh minh họa.

Một là, cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn nhiều hơn , sâu hơn, khẩn trương hơn, đầy đủ hơn tất cả những vấn đề đã được Luật quy định. Nếu cách hiểu chưa thống nhất cần phản ảnh về Quốc hội để được giải thích. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai, về sử dụng tư vấn , về toolr chức Hội đồng thẩm định quy hoạch ở các ngành, các Địa phương là cực kỳ quan trong cho sự thành công trong triển khai Luật

Hai là, nên tổ chức huấn luyện, đào tạo về xây dựng , thâm định từng loại quy hoạch. Các ngành , các địa phương cần xây dựng đội ngũ chuyên gia, những nhà chuyên môn có kiến thức và phương pháp cần thiết về xây dựng quy hoạch, về  thẩm định, về tư vấn. Có ý kiến nói chuyên gia Việt nam yếu và thiếu, cần sử dụng chuyên gia nước ngoài, các tổ chức tư vấn nước ngoài. Tôi nghĩ khác, không thiếu đâu, và chuyên gia làm quy hoạch của Việt nam cũng không hẳn là yếu. Trên thực tế, chúng ta có thể chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng chúng ta có trí tuệ, có thực tế và đấy là những điều rất cần cho công tác làm quy hoạch ở Việt nam , cho Việt nam. Vấn đề là chúng ta cần có  chương trình, đào tạo huấn luyện. Cần có quan điểm rõ ràng trong sử dụng chuyên gia nước ngoài. Chuyên gia nước ngoài có thể cho chúng ta ý tưởng về quy hoạch , phương pháp về quy hoạch, còn quy hoạch thế nào, bao gồm những nội hàm gì  để phủ hợp với ngành, điạ phương , chuyên ngành của Việt nam, thì phải là người Việt nam , sống ở Việt nam , ăn cơm Việt nam và mang hồn cốt con người Việt Nam. Rất cần nhiều chuyên gia giỏi và có kinh nghiệm để làm tư vấn và tham gia Hội đồng thẩm định quy hoạch. Nhưng trong xây dựng quy hoạch vùng , ngành thuộc lãnh thổ Việt Nam. Quy hoạch tỉnh của Việt Nam thì rất cần người hiểu sâu đặc điểm, tính chất tự nhiên , kinh tế, văn hóa của ngành cuuj thể, của Tỉnh , vùng miền cụ thể của Việt nam. Không thể áp đặt quy hoạch tỉnh đồng bằng, hay đồng bằng ven biển với tỉnh miền núi, trung du.

Về công tác tư vấn, thẩm định, Hội đồng đánh giá, Việt nam có đủ lực lượng, vấn đề là cách làm, xây dựng quy chế, quy trình, chọn lựa các chuyên gia sao cho chuẩn mực, khách quan. Có tiêu chuẩn tiêu chí chọn lự tư vấn, chọn và cử chuyên gia tham gia từng Hội đông thẩm định. Với họ không chỉ xác định trách  nhiệm vật chất mà cả trách nhiệm chính trị về chất lượng quy hoạch. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Vấn đề thứ tư, là  vấn đề về chấp hành, vấn đề tuân thủ và ý thức kỷ luật trong thi hành Luật và trong công tác quy hoạch. Đúng là chúng ta hiện nay còn chậm, chưa nghiêm. Chưa nghiêm có nhiều lý do. Có thể sự quan tâm này chưa đầy đủ, sự quan tâm chưa tốt lắm. Đặc biệt, ở Việt Nam chúng ta có nhiều việc đưa ra nếu chỉ có  chính quyền thực hiện, nhiều khi chậm lắm, Cần phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có sự vào cuộc của các cấp Ủy, của các cấp chính quyền , đoàn thể , các tổ chức nghề nghiệp. Cần có chỉ đạo để toàn hệ thống chính trị vào cuộc cùng tham gia xây dựng quy hoạch phục vụ cho tương lai. Nên tăng cường thêm nhận thức, đảm bảo thống nhất nhận thức. Quan tâm đến nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, nguồn tài lực. Cần có quy chế và hướng dẫn cụ thể hơn để sử dụng nguồn lực từ xã hội cho công tác quy hoạch.

Trong triển khai nếu còn lúng túng, tôi đề nghị phương pháp là Quốc hội qua giám sát của mình có thể yêu cầu Chính phủ xây dựng những đơn vị điểm, chọn quy hoach điểm, rút kinh nghiệm để phổ biến, nhân rộng . Quan trong là cần có cơ chế để đảm bảo  chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Không có quy hoach độc lập hoàn toàn, mà có tính liên thông và tích hợp , kể cả quy hoach ngành hay quy hoạch tỉnh

Từ kinh nghiệm thực tế của chúng tôi thì Việt Nam mình rất giỏi, nhưng tính tính hợp tác, phối hợp chưa cao. Vấn đề kinh tế vùng đã được khởi xướng từ nhũng năm 2000 nhưng triển khai rất khó khăn và ít hiệu quả, cái chính là thiếu sự hợp tác và gắn bó trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các ngành , các địa phương . Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải quyết liệt chỉ đạo thế nào đó để chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ thông tin. Quan trọng nữa là tính liên kết thì chúng ta mới làm được quy hoạch vùng , quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành , liên ngành. Quy hoạch một tỉnh làm sao mà độc lập tỉnh mình được.

Vấn đề thứ năm , Về chất lượng quy hoạch. Giám sát về chất lượng quy hoạch là vấn đề cực kỳ quan trọng. Bởi vì, kinh nghiệm cho thấy, quy hoạch mà không thực tế thì còn tệ hại hơn là không có quy hoạch. Vì thế, làm sao chất lượng quy hoạch thể hiện ở chỗ quy hoạch có thể áp dụng trong thực tế, phù hợp với loại quy hoach cả trong dài hạn và trước mắt. Tiêu chí cho một quy hoạch được gọi là quy hoạch chất lượng thì nhiều lắm, nhưng tiêu chí đầu tiên là phản ánh đúng thực tế, áp được vào trong thực tế. Nếu quy hoạch xây dựng rất hay hàng trăm trang, cuối cùng không triển khai được, không áp vào thực tế được, không được thực tế chấp nhận thì quy hoạch cũng chỉ nằm trên giấy. Thực tế chó thấy, không ít văn bản,   quy định  không vào cuộc sống hoặc vào rất chậm. Quy hoạch cũng vậy, vấn đề  quan tâm là phải có chất  lượng cao, có tính khả thi và phù hợp với thực tế của địa phương , của ngành hiên nay và có tính tới những biến động, những thay đổi trong tương lai.

Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao để đảm bảo Luật quy hoạch được thực thi trong cuộc sống, đúng tiến độ và chất lượng quy hoạch ngày càng tốt hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt nam trong giai đoạn 2021-2045.

PGS.TS Đặng Văn Thanh

Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và kiểm toán Việt nam

Tài liệu tham khảo:

-Quốc hội  XIV :Luât quy hoạch 2017

-Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội XV,

Cv số 527/UBKHCNMT15 ngày 4-4-2022

Chính phủ : Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 5/2/2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch.

Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quy hoạch.

Bạn đang đọc bài Giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách, pháp luật về công tác Quy hoạch theo Luật Quy hoạch tại chuyên mục Thời sự.
Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng: 0968527066.
Hoặc Email: bandientukdtt2022@gmail.com

Theo KDPT