(KTT) – Với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ cả quy mô lẫn tốc độ, lôi cuốn mọi người, ai cũng có thể tham gia và chịu sự ảnh hưởng. Về tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, có quốc gia, vùng lãnh thổ, có tổ chức, cá nhân được lợi nhiều, rất nhiều; bên cạnh thi có nhiều người sẽ bị thua thiệt, thậm chí còn thua thiệt nhiều hơn, dẫn đến bị tụt hậu xa hơn, bị bóc lột nặng nề hơn.
LTS: Trước xu thế không thể đảo ngược của cuộc cách mạng này, cả Nhà nước và các doanh nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế. Để có nhận thức đúng đắn để bắt kịp xu thế phát triển chung cho doanh nghiệp, doanh nhân, Kinh doanh và Phát triển khởi đăng tuyến bài “Dự báo về một số tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được trích trong sách: “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” của tác giả TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (The Fourth Industrial Revolution), hay còn gọi là “Công nghiệp 4.0”, lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Trong tháng 10/2012, Nhóm công tác của Đức về “Công nghiệp 4.0” dưới sự chủ trì của Siegfried Dais (Robert Bosch GmbH) và Henning Kagermann (Acatech) đã trình bày các nguyên tắc Công nghiệp 4.0 đề xuất thực hiện đối với Chính phủ Đức. Ngày 08/4/2013 cũng tại Hội chợ Hannover, báo cáo cuối của Nhóm công tác Công nghiệp 4.0 đã được trình bày. Đó cũng là tên gọi của làn sóng thay đổi sản xuất đang diễn ra tại Đức.
Ở một số nước, cuộc cách mạng này còn được gọi là “Công nghiệp IP”, “Sản xuất thông minh” hay “Sản xuất số”. Dù tên gọi có khác nhau nhưng ý tưởng chung vẫn là: sản xuất tương lai mang thế giới “ (mạng) và thế giới thực (máy móc) xích lại gần nhau. Từ đó, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới để và cuộc CMCN lần thứ tư và gần đây đã trở thành đề tài nóng trên toàn thế giới..
Vì thế, ngày 20/01/2016 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): lần thử 46 đã khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sỹ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã có sự tham dự của 2.500 đại biểu từ hơn 100 quốc gia cùng nhiều nguyên thủ và giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn công nghệ lớn tretrên thế giới, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng David Cameron, Bill Gates, CEO của Microsoft Satya Nadella C. tịch của Alibaba Jack Ma,… Tại Diễn đàn này, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới. Davos, Giáo sư Klaus Schwab, người Đức, đã phát biểu: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp, làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”.
Theo định nghĩa của giáo sư Klaus Schwab thì “Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc Cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. Khái niệm trên đã trở thành chủ đề chính của Diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2016.
Như vậy, bản chất của CMCN lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, CNSH, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,…
Thế giới luôn biến đổi, đây là quy luật, đây là biện chứng. Nhưng thế giới ngày nay lại biến đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết và chưa có tiền lệ. Bởi vì, cuộc cách mạng KH&KT không chỉ đã chuyển thành cuộc các mạng KH&CN mà là cuộc cách mạng tích hợp các lĩnh vực công nghệ cao với nhau, kể cả những thứ nhìn thấy (vật lý) với những thông nhìn thấy (công nghệ số), biến những thứ vô hồn thành có , trí tuệ nhân tạo cảm xúc)… Có những việc mới hôm qua nói đến, còn như là một câu chuyện viễn tưởng, cũng có thể như là câu chuyện mê tín dị đoan nhưng hôm nay đang diễn ra một cách rất hiển nhiên. Sao mà kỳ lạ vậy? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu bối cảnh thúc ép – ra đời của CMCN lần thứ tư là gì? Theo chúng tôi là :
Thứ nhất là, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 đã đặt ra cho nhiều nước, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình phát triển để hướng tới các mô hình phát triển mới hiệu quả hơn và bền vững hơn. Các sức ép về an ninh năng lượng, an ninh tài nguyên và môi trường thúc đẩy các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, các nước lớn đi tìm các giải pháp công nghệ, tổ chức lại sản xuất và quản lý để tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả năng lượng.
Thứ hai là, nhiều nền kinh tế phát triển, nhất là Mỹ và phương Tây có dấu hiệu suy yếu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, đang đứng trước sức ép lớn phải tái cơ cấu kinh tế để giành lại sản xuất và việc làm, vị thế dẫn dắt trong các ngành công nghệ cao. Trong khi đó, Trung Quốc, Brasil, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ trong và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm thay đổi tương quan sức mạnh kinh tế toàn cầu, thách thức và cạnh tranh vị trí hàng đầu của Mỹ và phương Tây trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp chế tạo.
Trung Quốc lần lượt vượt Nhật Bản năm 2006, vượt Mỹ năm 2010 “sản lượng chế tạo, trở thành “công xưởng” lớn nhất thế giới. Hầu hết các khâu gia công, chế tạo công nghiệp đã được di chuyển đến Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi lên do lợi thế chi phí lao động thấp; tỷ trọng công nghiệp chế tạo ở các nước công nghiệp ngày càng giảm và mất dần lợi thế cạnh tranh.
Thứ ba là, sự phát triển như vũ bão với nhiều đột phá mới có tính Ch mạng của KH&CN đã tạo nên nhiều cơ hội và thách thức lớn lao cho tất cả mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, nhất là đột phá trong một số lĩnh công nghệ như kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ về kết nối, dữ liệu lớn, in 3D….., vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho tiến hành một cuộc CMCN mới. Dự báo kết quả cuộc cách mạng này sẽ có nhiều đột phá lớn về công nghệ trong thời gian tới như công nghệ robot, ứng dụng rộng rãi công nghệ in 3D dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật… Đây chính là những công nghệ nền tảng và trung tâm của CMCN mới, tạo nên diện mạo mới của đời sống KT-XH toàn cầu.
Thứ tư là, sự già hóa dân số nhanh chóng của các nước phương Tây và cả những nước mới nổi, lực lượng lao động giảm không chỉ làm suy yếu tăng trưởng, mà còn xói mòn năng lực cạnh tranh của các quốc gia này. Để duy trì sức cạnh tranh trong những thập kỷ tới, buộc các nước có dân số bị già hóa nhanh chóng phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào phát triển KH&CN nhằm bù đắp bất lợi về nhân khẩu học và thiếu hụt lao động. Chỉ có đột phá công nghệ mới có thể đạt được mức năng suất đủ để giữ hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống khi dân số già hóa tăng nhanh.
Thứ năm là, sự thúc ép mạnh mẽ và quyết liệt của nhà cầm quyền một số nước công nghiệp phát triển về việc làm, đặc biệt là Hoa Kỳ buộc các nhà tư bản, các công ty chính quốc phải chuyển các doanh nghiệp đang ở nước ngoài quay trở về tổ quốc mình. Đây là việc làm rất khó đối với các nhà tư bản, các công ty chính quốc và thu nhập, mức sống ở chính quốc cao hơn so với các quốc gia mà các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia đang đặt nhà máy gấp cả hàng chục lần, Hệ. chí cả hàng trăm lần. Do đó, để thực hiện ý chí chính trị này của nhà cầm quyền, các nhà tư bản, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh hơn phát triển KH&CN, nhất là lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, IoT…
Năm lý do cơ bản nêu trên cũng chính là những động lực quan trọng thúc đẩy sự ra đời của cuộc CMCN mới – CMCN lần thứ tư
Bên cạnh năm lý do nêu trên, sự bùng nổ gần đây của đại dịch Covid-19 toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của CMCN lần thứ tư. Đại dịch đã làm cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ số diễn ra mạnh mẽ hơn. Các biện pháp phòng dịch đã khiến nhiều loại hình kinh doanh phải thay đổi cơ bản phương thức họ mua bán hàng hóa và dịch vụ, kéo theo gia tăng tỷ lệ ứng dụng kỹ thuật số. Đại dịch kết hợp với ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc đã tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng như việc thiếu hụt trầm trọng chip điện tử cung ứng cho công nghiệp ô tô, điện thoại thông minh, gia dụng thông minh diễn ra vừa qua.
Do đó, cùng với lý do thứ năm, “sự thúc ép mạnh mẽ và quyết liệt của nhà cầm quyền” như đã nêu ở trên thì ảnh hưởng của đại dịch cũng khiến các công ty và chính phủ phải sớm xem xét việc chuyển một số hoạt động sản xuất về chính quốc hoặc chuyển về gần với khách hàng của họ. Điều này dẫn đến sự thay đổi mô hình sản xuất đã tồn tại trong vài thập kỷ qua, mô hình tập trung vào chi phí, ưu tiên các trung tâm sản xuất tập trung. Sau Covid-19, các doanh nghiệp có thể sẽ bắt đầu tiến hành “nội địa hóa” một số hoạt động sản xuất của họ.
Ảnh hưởng của đại dịch cũng sẽ thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số nhiều hơn trong nhiều ngành, lĩnh vực. Các quy định về giãn cách và phòng chống dịch Covid-19 trong các nhà máy sẽ dẫn đến việc nhiều thiết bị tự động hóa hơn được sử dụng. Trong sản xuất công nghiệp, số lượng các thiết bị được kết nối và ứng dụng của chúng trong công nghiệp IoT (Industry Internet of Things – IIoT) sẽ tăng lên. Thời gian qua, một số trung tâm sản xuất lớn ở các thị trường châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã duy trì sản xuất Không gián đoạn nhờ sử dụng cảm biến và IIoT để giám sát sản xuất, mặc dù nguồn nhân lực bị hạn chế. Với việc đầu tư vào 5G vẫn đang được triển khai mạnh mẽ trên thế giới thì áp dụng IIoT sẽ tiếp tục tăng lên. Hiện tại, các công ty sản xuất công nghiệp thể hiện sự quan tâm “mạnh mẽ đến “điều khiển từ xa mọi thứ” (remote everything).
Theo KDPT