“Xoay nắp” đồ uống TH, trúng 14 lượng vàng cùng hàng ngàn quà tặng đón năm mới khởi sắcTập đoàn TH – Top doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2023

Kể từ ngày con tàu vũ trụ đầu tiên của loài người có tên Vostok 1 được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur cùng với nhà du hành Gagarin vào ngày 12/4/1961, thì phải đến hơn 30 năm sau, tức là vào những năm sau 1990, khái niệm kinh tế tuần hoàn (circular economy – CE) mới ra đời.

So sánh như vậy để có thể thấy rằng, khoa học kinh tế của loài người mặc dù luôn luôn phát triển song hành với khoa học kỹ thuật nhưng để sáng tạo ra khái niệm kinh tế tuần hoàn (KTTH), sự nỗ lực của con người trong hành trình tiến tới một thế giới văn minh không hề dễ dàng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong bối cảnh xã hội hiện đại phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã gây ra nhiều nhân tố tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái, cũng như mang đến nhiều mối nguy hại cho môi trường và sự phát triển bền vững. Để thích ứng, con người phải sáng tạo ra điều gì đó nhằm giảm thiểu nó, đó chính là khái niệm KTTH. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về KTTH.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng: Nền KTTH là một hệ thống công nghiệp được phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại làm mất khả năng tái sử dụng và quay trở lại sinh quyển thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và mô hình kinh doanh.

Quỹ Ellen Mac Arthur định nghĩa nền KTTH là: Nền kinh tế vượt qua mô hình công nghiệp khai thác tận thu hiện nay, tập trung vào các lợi ích tích cực cho toàn xã hội. Nó kéo theo hoạt động kinh tế dần tách rời khỏi việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn và hạn chế chất thải phát sinh, đồng thời chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo…

Các khái niệm của khoa học xã hội thường trừu tượng và khó hiểu như vậy nhưng cái độc đáo của Tập đoàn TH true MILK là đã đưa hàng vạn nông dân nghèo ở vùng kinh tế khó khăn phía Tây tỉnh Nghệ An vào chuỗi KTTH mà ai cũng dễ hiểu, cũng cùng hành động và cùng tận hưởng một cuộc sống “xanh và sạch” về cả nghĩa đen và nghĩa bóng!

Câu chuyện có lẽ nên bắt đầu từ khi sáng lập ra Tập đoàn TH true MILK, doanh nhân Thái Hương đã khẳng định mục tiêu rất rõ ràng: Sữa, trẻ em, nguồn gốc thiên nhiên và… rất sạch!

Cuốn hút nông dân nghèo vào kinh tế tuần hoàn!
Ngày 23/7/2022, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc với tỉnh Nghệ An, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới thăm, làm việc tại các dự án của Tập đoàn TH ở khu vực Phủ Quỳ miền Tây Nghệ An. (Ảnh Vietnamplus.vn)

Việc một số nông trường ở huyện Nghĩa Đàn gặp khó khăn, đời sống công nhân nông trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng đã trở thành chủ đề nóng nhiều năm của các cấp chính quyền địa phương khi ấy. Cấp xã lo lắng, cấp huyện lúng túng, cấp tỉnh trăn trở… tìm giải pháp.

Còn với doanh nhân Thái Hương, với tình yêu quê hương cháy bỏng của mình, hẳn bà cũng đã nghĩ đến điều này, cũng muốn xắn tay vào chia sẻ nhưng theo cách nào đây, bằng “cho con cá” hay “cho chiếc cần câu”. Mà kể cả cho “chiếc cần câu” thì ở một vùng đất nông nghiệp bán sơn địa ấy, bà con sẽ “câu” cái gì cho bền vững?

Và thế là từng dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại vùng đất nghèo khó ấy dần dần thành hiện thực. Những trang trại chăn nuôi bò sữa, những đồng cỏ mênh mông, xanh mướt, những nhà máy hiện đại… lần lượt hiện ra trên miền quê nghèo như trong câu chuyện cây đèn thần vậy.

Đầu tiên, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn với dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch TH. Hiện nay, cụm trang trại TH tại Nghĩa Đàn có tổng đàn bò tiệm cận con số 70 nghìn con. Nhà máy sữa TH có diện tích xây dựng 5,2 ha với công suất chế biến lên tới hơn 500 ngàn tấn sữa/năm với mô hình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa theo chuỗi khép kín.

Cuốn hút nông dân nghèo vào kinh tế tuần hoàn!
Nông dân ở Nghệ An trồng ngô sinh khối cung cấp cho Tập đoàn TH làm thức ăn cho bò sữa.

Tiếp theo, hàng loạt các dự án, nhà máy mới của TH cũng được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Năm 2013, dự án rau sạch FVF của Tập đoàn TH được triển khai và sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap với những quy trình sản xuất, chăm sóc và quản lý nghiêm ngặt. Hơn 100 loại rau, củ quả được đưa ra thị trường và được người tiêu dùng nhiệt liệt đón nhận. Năm 2015, Công ty cổ phần Dược liệu TH (TH Herbals, JSC) đã chính thức đi vào hoạt động và ra mắt sản phẩm tại thị trường Mỹ cũng như tại thị trường Việt Nam. Tháng 8/2017, tại xã Nghĩa Sơn, TH đã tiến hành xây dựng Nhà máy nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên… Gần đây nhất, TH triển khai xây dựng hàng loạt nhà máy chế biến thức ăn cho bò; nhà máy chế biến gỗ, xi măng. TH cũng tiếp quản và vận hành nhà máy đường, xây dựng vùng nguyên liệu mía đường bát ngát trên cao nguyên Phủ Quỳ…

Bạn đọc thử nghĩ xem, những người nông dân nghèo ở đây sẽ đổi đời như thế nào trong cuộc cách mạng xanh này?

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn TH đã xác định con đường phát triển bền vững, dù biết rằng đây là con đường đắt đỏ. Doanh nhân Thái Hương luôn chủ trương lựa chọn những công nghệ hiện đại hàng đầu để đầu tư đảm bảo phát triển bền vững: Lắp đặt điện mặt trời trên các mái trang trại, nhà máy TH nhằm cung cấp năng lượng sạch; Xây dựng Nhà máy chế biến phân vi sinh sạch tiêu chuẩn quốc tế từ chất thải trang trại bò sữa TH; Xử lý nước thải… Tất cả đều hướng tới phát triển bền vững bằng quy trình khép kín, tuần hoàn.

Vậy cuộc sống của những người nông dân ở Nghĩa Đàn, người thì được tuyển dụng trực tiếp, người thì tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu… sẽ chảy theo hướng nào trong cuộc cách mạng ấy? Câu trả lời chắc chắn chỉ có một, mặc dù có thể là hiểu rõ, hoặc hiểu lơ mơ, thậm chí là không hiểu gì về KTTH, thì họ cũng sẽ hướng chung và cùng hành động trên con đường mà TH đã lựa chọn.

TH đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu nhựa, như giảm 50% lượng thìa sữa chua dùng một lần đi kèm sản phẩm sữa chua ăn TH true YOGURT; bỏ hoàn toàn màng co plastic trên nắp các sản phẩm nước tinh khiết TH true WATER; giảm trọng lượng các bao bì chai nhựa; giảm độ dày của nhãn mác bọc chai; thúc đẩy thu gom và tái chế bao bì đã qua sử dụng; khuyến khích khách hàng sử dụng túi vải canvas; sử dụng túi nhựa sinh học thân thiện hơn với môi trường,… Với hàng loạt hành động này, mỗi năm TH góp phần giảm hàng trăm tấn nhựa.

Các nhà máy của TH trên khắp cả nước đã triển khai hệ thống điện mặt trời trên mái các trang trại, nhà xưởng từ năm 2020, mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu kWh, tương đương giảm phát thải khoảng 4.500-5.000 tấn khí CO2, đáp ứng gần 10% tổng lượng điện tiêu thụ nội bộ. TH dự kiến tăng sản lượng điện mặt trời trong các năm tới, tiến tới đáp ứng 15% tổng lượng điện tiêu thụ.

Cuốn hút nông dân nghèo vào kinh tế tuần hoàn!
Hệ thống điện mặt trời trên mái các trang trại, nhà máy TH triển khai từ năm 2020, mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu kWh.

Tập đoàn TH đã áp dụng mô hình tuần hoàn khép kín. Nước thải từ quá trình chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ hiện đại để đạt chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiếp đó một phần được dùng để tưới tiêu, một phần trả về các hồ tự nhiên.

Chất hữu cơ rắn từ trang trại được Tập đoàn TH xử lý thành chất đệm sinh học cho chuồng bò và thành phân bón hữu cơ bón cho các loại cây nguyên liệu làm thức ăn cho bò sữa…

Cuốn hút nông dân nghèo vào kinh tế tuần hoàn!
Ông Tal Cohen – Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sữa TH.

Trong một lần trả lời báo chí, ông Tal Cohen – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (đơn vị vận hành trang trại TH) – cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng tạo ra điều kiện tốt nhất cho người nông dân, để người dân cùng tham gia vào con đường phát triển bền vững, bởi vì sau cuối thì mục tiêu của sự phát triển vẫn là không làm ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động sản xuất tiếp theo của chúng ta”.

Con số thống kê gần đây cho thấy, đến nay, hơn 20.000 nông dân cung cấp rơm, ngô, mùn cưa cho các trang trại bò sữa TH tại Nghệ An; gần 19.000 nông dân cung cấp mía cho Nhà máy Mía đường Nghệ An – NASU; hơn 15.000 nông dân cung cấp gỗ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến gỗ trực thuộc TH; gần 1.000 hộ gia đình liên kết cung cấp sữa tươi và các nguyên liệu khác cho TH tại Đà Lạt – Lâm Đồng…

Trở lại câu hỏi: Vậy những giá trị độc đáo mà Tập đoàn TH đã mang lại cho hàng vạn gia đình nông dân nghèo kia là gì? Phải chăng đó là những khái niệm rất trừu tượng về KTTH, về hệ sinh thái, về giảm phát thải, về mục tiêu Net Zero của quốc gia… đã được TH cụ thể hóa, bình dị hóa, dân gian hóa bằng những công việc thường ngày trên con đường mưu sinh bền vững trong một vòng tuần hoàn nhỏ hơn, thiết thực hơn: lao động – thu lượm sản phẩm – bán hàng được giá – chi tiêu gia đình – tích lũy cho tương lai – lại tiếp tục lao động…?

Cuốn hút nông dân nghèo vào kinh tế tuần hoàn!
Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH.

Chính vì thế, tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 16/11/2023 tại Hà Nội, bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH, đã bày tỏ: “Từ câu chuyện thật trên hành trình thực hành ESG tiến đến Net Zero, Tập đoàn TH kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng và động lực để cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam kiên định song hành “Cam kết đi đôi với Hành động” trong bảo vệ môi trường vì một tương lai hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn đất nước”./.

NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀNG LINH