web analytics

Xác định “vũ khí mềm” phục vụ chính quyền điện tử 04/05/2021

(KDTT) – Cách mạng 4.0 đem lại cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về thay đổi phương thức làm việc, từ thủ công sang “số hóa”, trở thành hướng đi chung của tất cả các quốc gia trong hành trình phát triển thời đại mới. Xây dựng chính quyền điện tử, vì vậy trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước.

Cách vận hành mô hình chính quyền điện tử tại một số tỉnh thời gian qua cho thấy hiệu quả cao trong quản lý, điều hành và phục vụ tốt cho người dân. (Ảnh: Minh họa).

Cầu nối “chính quyền – người dân” thời 4.0

Xây dựng chính quyền điện tử là một nhu cầu bức thiết, giúp cho các bộ ban ngành nhanh chóng tận dụng lợi ích công nghệ mang lại để nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp cao hơn, nhanh chóng hơn, cũng như đảm bảo tính minh bạch của hệ thống.

Cùng với sự phát triển và tiềm năng của Internet, chính quyền điện tử sẽ thay đổi cấu trúc, làm mới lại các phương thức hoạt động cũ của cơ quan Nhà nước. Nhờ đó loại bỏ các bước làm việc rườm rà kiểu truyền thống và tạo ra sự liên kết hai chiều giữa người dân và chính quyền.

Hiện nay đã có 18/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, với 557 dịch vụ công mức độ 3 và 295 dịch vụ công mức độ 4. Tất cả các tỉnh, thành phố đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 10.152 dịch vụ công mức độ 3 và 1.101 dịch vụ công mức độ 4. Theo ông Nguyễn Thành Phúc – Cục trưởng Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), nhiều ứng dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Khoảng hơn 99% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử; khoảng 95% doanh nghiệp nộp thuế điện tử (hơn 1 triệu giao dịch nộp thuế điện tử); 100% các cơ quan hải quan đã triển khai hải quan điện tử; đã thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, kết nối ASEAN.

Ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số.

Đại dịch Covid-19 tuy gây ra nhiều khó khăn, tổn thất trong năm qua, nhưng trong “nguy” có “cơ”, đây chính là thời điểm để đẩy mạnh ứng dụng số hoá, giao tiếp trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến mạnh mẽ do hành vi người dùng thay đổi, tư duy người dân thay đổi theo hướng “online hoá”, dễ dàng chấp nhận và làm quen với công nghệ mới hơn.

Giải pháp số hoá “make in VietNam”

Xây dựng Chính phủ điện tử mang lại nhiều lợi ích to lớn có thể kể đến như: cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nâng cao hiệu suất giải quyết thông tin – yêu cầu, truy cập cổng thông tin dễ dàng mà không cần đến tận nơi,…

Nổi bật trong những giải pháp số hoá phục vụ chính phủ điện tử là 2 giải pháp: Callbot – Trí tuệ nhân tạo và WIFI CRM của Công ty cổ phần giải pháp công nghệ thông tin quốc tế (InterITS).

Nổi bật trong những giải pháp số hoá phục vụ chính phủ điện tử là 2 giải pháp: Callbot – Trí tuệ nhân tạo và WIFI CRM của Công ty cổ phần giải pháp công nghệ thông tin quốc tế InterITS.

Trong đó, Callbot là giải pháp sử dụng AI để tự động tư vấn, giải đáp thông tin về trình tự, thủ tục, hồ sơ,… tự động khảo sát thông tin khách hàng, tự động nhắc lịch hẹn công dân và đánh giá nhận diện cảm xúc công dân qua giọng nói. Còn WIFI CRM là giải pháp tự động cung cấp wifi phục vụ công dân tại điểm làm thủ tục hành chính công, giúp chính quyền khảo sát ý kiến người dân, tuyên truyền dễ dàng ngay trên wifi tại điểm.

Ông Hà Thanh Tùng – Giám đốc sáng tạo của InterITS cho biết: “Dựa trên những nền tảng đã nghiên cứu và phát triển, chúng tôi xây dựng bộ sản phẩm dành riêng cho lĩnh vực hành chính công, giúp người dân và cơ quan nhà nước có thêm một kênh để kết nối, cũng như giúp cơ quan nhà nước tiết kiệm chi phí, nhân lực tối đa”.

Trong năm 2021, InterITS có kế hoạch đẩy nhanh cung cấp thêm các sản phẩm giúp đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ tại hành chính công, hay các giải pháp giúp bảo mật riêng tư cho công dân. Điển hình có thể nói đến là ứng dụng sinh trắc học giọng nói (Voice Biometrics) vào nhận diện công dân khi gọi đến qua tổng đài, hay ứng dụng so sánh chữ ký tay của người dân để cảnh báo chữ ký giả.

Rõ ràng, việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động cải cách thủ tục hành chính hoặc triển khai thực hiện phương thức thanh toán điện tử đối với các khoản thu đã đem lại những lợi ích cụ thể đối với cả người dân và nhà quản lý, đặc biệt là sự thuận tiện và minh bạch.

Ở Việt Nam hiện nay, một số tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng chính quyền điện tử và đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên đó mới chỉ là một vài kết quả ban đầu, chưa mang tính tổng thể; kiến trúc, cách thức triển khai vẫn còn đang ở thời kỳ đầu, chưa thể khẳng định thành mô hình hay điển hình thành công để có làm căn cứ, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Chia sẻ về khó khăn trong việc xây dựng các giải pháp phục vụ chính quyền điện tử, ông Tùng cho biết: “Các doanh nghiệp công nghệ hiện nay đều gặp khó khăn khi đưa một ứng dụng công nghệ vào hành chính công một cách thực tế và rộng rãi. Cần có cách nào đó để các doanh nghiệp có thể dễ dàng đề xuất, cũng như phối hợp cơ quan nhà nước nhanh hơn, sâu hơn để cùng cung cấp công nghệ cho chính phủ điện tử tương lai trên tinh thần Make in Việt Nam”.

Có thể nói chính quyền điện tử là bước đi quan trọng và cấp thiết đối với nhà nước việt nam nói riêng và toàn thế giới nói chung nếu muốn phát triển bền vững. Dù đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nhưng với mục tiêu hướng tới là nâng cao mức độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính quyền; đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước, việc xây dựng chính quyền điện tử sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn của nhân dân – những công dân điện tử trong tương lai.

MINH HẠ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo: KDPT