web analytics

Trong tương lai, nhà gạch sẽ được xây bằng … nước tiểu 29/10/2018

(KDTT) – Các sinh viên trường Đại học Cape Town đã tạo ra thành công một loại gạch sinh học làm từ cát, vi khuẩn và … nước tiểu.

Gạch sinh học được tạo ra thông qua quá trình kết hợp nước tiểu, cát lỏng, và vi khuẩn sản sinh urease, một loại enzyme mà thông qua một phản ứng hóa học phức tạp sẽ bẻ gãy urea trong urine đồng thời sản sinh ra calcium carbonate. Quá trình này có vẻ không khác mấy so với cách vỏ sò được hình thành. Kết quả là chúng ta có được một loại vật chất cứng dùng để hình thành nên những viên gạch xây dựng hình chữ nhật.

Gạch sinh học được làm bằng nước tiểu Ảnh: Internet

Dự án này được dẫn dắt bởi Thạc sỹ Kỹ sư Dân dụng Suzanne Lambert, cùng với Vukheta Mukhari và thầy của họ là Tiến sỹ Dyllon Randall, người đã dành nhiều tháng hoàn thiện quy trình và thử nghiệm độ bền lâu dài của nhiều loại gạch sinh học khác nhau. Thông qua dự án, họ đã tạo ra được loại chất liệu xây dựng tiên tiến, giúp biến đổi chất thải thành một thứ cực kỳ hữu dụng.

Gạch sinh học không chỉ là một phương thức tận dụng chất thải cực kỳ thông minh, nó còn không yêu cầu phải sử dụng các lò nung nhiệt độ cao như gạch thông thường, vốn cực kỳ tiêu tốn năng lượng và thải ra một lượng cực lớn carbon dioxide vào không khí.

Các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu chế tạo ra gạch sinh học Ảnh: Internet

Tiến sỹ Randall lý giải rằng, nước tiểu là “vàng lỏng” có thành phần gồm một lượng lớn nitrogen, phosphorus, potassium và urea. Việc tận dụng nước tiểu làm thành phần làm nên gạch sinh học là một ý tưởng tuyệt vờ. Trước đó, một kiến trúc sư và nhà nghiên cứu người Mỹ đã từng phát triển một quy trình biến urea thành gạch sinh học bằng các sản phẩm hóa hợp, nhưng Suzanne Lambert mới là người thấy được tiềm năng của nước tiểu trong thực tế.

Để chuẩn bị đủ lượng nước tiểu để tạo ra gạch sinh học với số lượng lớn, các nam sinh viên tại Đại học Cape Town đã làm ra một bồn đặc biệt dùng để chứa nước tiểu, không chỉ đóng góp vào việc sản xuất gạch sinh học, mà còn giúp tạo ra một loại phân bón rắn có thành phần potassium trong nước tiểu!

Việc sử dụng gạch sinh học trong lĩnh vực xây dựng không những bảo vệ được môi trường mà còn bảo vệ được nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt trên thế giới.

Đức Hoàn
Nguồn KDPT