web analytics

Tầm nhìn cho mùa Xuân 16/02/2021

(KDTT) – “Khát vọng phát triển đất nước là khát vọng của quốc gia, dân tộc, là điểm xuất phát cho mọi thành công, đưa đất nước trở nên hùng cường. 2021 là năm Việt Nam mở đầu chiến lược thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, một năm tràn đầy và cháy lên khát vọng. Từ đây mở tầm nhìn cho mùa xuân 2045, rực rỡ khát vọng 100 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”. Đó là những chia sẻ của PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà Công Thương Việt Nam khi trả lời phỏng vấn Kinh doanh và Phát triển nhân dịp đầu Xuân năm mới 2021 (Tân Sửu).

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (đứng giữa, hàng đầu) và PGS.TS Đặng Văn Thanh chụp ảnh lưu niệm cùng các Hội viên Câu lạc bộ Các nhà Công Thương Việt Nam.

Phóng viên (PV): Theo ông, con s tăng trưởng GDP 2,91% đã phánh đúng thc trng nn kinh tế trong năm 2020?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng GDP 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm 2020. Tuy nhiên, đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của thập kỷ 2011-2020, cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Do dịch bệnh, mức tăng trưởng quý II chỉ tăng 0,39%. Nhưng nhờ khống chế thành công dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế đã từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, lấy lại đà tăng trưởng, đến quý III đạt 2,69% và quý IV đã tăng 4,48%. Điều đáng nói, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53% vào tốc độ tăng GDP của cả nước. Có thể đánh giá, năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực với việc duy trì được tăng trưởng GDP, cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng, sự nỗ lực, cố gắng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội.

PGS.TS Đặng Văn Thanh.

PV: Trong thi gian qua, chúng ta đã nghe nhiu ti khát vng phát triđất nước, trong Ngh quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 ca Chính ph cũng đã nhc tđiu này. Theo ông, cn làm gì để khơi dy tim năng, khát vng phát trin trong cng đồng doanh nghip Vit Nam?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Năm 2021, năm Việt Nam mở đầu chiến lược thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, một năm tràn đầy và cháy lên khát vọng. Từ đây mở tầm nhìn cho mùa xuân 2045, rực rỡ khát vọng 100 năm nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên nền tảng của thành tựu hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là những kết quả phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020, Việt Nam đã vững vàng bước vào giai đoạn mới. Tư tưởng chiến lược để phát triển đất nước trong giai đoạn tới là đẩy mạnh đổi mới, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ. Trong đó, phát triển kinh tế xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh là trọng yếu thường xuyên. Do đó, cần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc; phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, thu hút trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực mới cho phát triển đất nước. Khát vọng phát triển đất nước là khát vọng của quốc gia, của dân tộc, là điểm xuất phát cho mọi thành công, đưa đất nước trở nên hùng cường. Do đó, cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy cao độ nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực trong đó nguồn lực nội sinh và nhất là nguồn lực con người, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nhân, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

PV: Năm qua các doanh nghiđã chu táđộng tiêu cc do Covid-19 gây ra. Trong năm ti cn làm gì để vc dy doanh nghip trong bi cnh nn kinh tế thế gii vn tin nhng bn thưông?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường trong nước và ngoài nước gặp khó khăn, không ít doanh nghiệp đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc phá sản, nhiều lao động mất việc làm. Tuy nhiên với sự cố gắng của nhà nước, của nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn tiếp trục tăng trưởng, mặc dù ở mức không cao như mọi năm. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, tạo sản phẩm dịch vụ mới, tìm kiếm thị trường mới. Hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập, nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới và thị trường mới xuất hiện. Năm 2021, chắc chắn còn không ít khó khăn và bất trắc. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động tái cơ cấu ngành hàng, tái cơ cấu sản phẩm, chuyển đổi sản phẩm, tạo sản phẩm mới có hàm lượng trí tuệ cao hơn, tái cấu trúc thị trường và các phương thức kinh doanh, tìm kiếm và tạo ra những phương thức kinh doanh mới. Nắm chắc những cơ hội mới, tranh thủ tối đa thời cơ, những cơ hội mới. Tôi cho rằng, Nhà nước luôn luôn đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

PV: Theo ông, Covid-19 có th xem là cơ hđể thúđẩy doanh nghip chuyđổi sđổi mi sáng to, áp dng khoa hc công ngh vào sn xut kinh doanh?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Từ những thành công và thất bại trong hoạt động kinh doanh dưới tác động của Covid-19 đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá.

Trước hết là cần chủ động cơ cấu lại hoạt động, chuyển đối phương thức kinh doanh, tạo ra những giá trị mới, tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới.

Hai là, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách. Ba là, cần đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học-công nghệ để tăng hàm lượng giá trị sản phẩm, dịch vụ, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị, mở rộng các mối quan hệ hợp tác, liên kết trong kinh doanh.

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số vào quản lý kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. Và cuối cùng, cần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, áp dụng những tiêu chuẩn quản trị hiện đại.

PV: Nhân dđầu xuân năm mi, ông có gi gm gì ti doanh nghip Vit Nam nói chung và các doanh nghip thành viên Câu lc b Các nhà Công Thương Vit Nam?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Năm 2021, năm đầu của Chiến lược phát triển đất nước (2021-2025), tầm nhìn đến 2030, tôi xin chúc các nhà doanh nghiệp Việt Nam có bản lĩnh vững vàng, trí tuệ và sáng tạo vượt qua mọi thách thức, tiếp tục vươn lên thực hiện sứ mạng và theo giá trị cốt lõi của Câu lạc bộ: “Hội tụ-Làm giàu-Kiến quốc”. Hãy hội tụ cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ để cùng trụ vững, phát triển. Hãy làm giàu, biết cách làm giàu một cách chính đáng, trước hết là cho mình, góp phần vào sự nghiệp kiến quốc, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Hãy bùng cháy niềm đam mê và khát vọng, khát vọng về sự phồn vinh và hùng cường của doanh nghiệp Việt Nam, đất nước và dân tộc Việt Nam.

PV: Xin trân trng cơông!

DUY KHÁNH (thực hiện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo: KDPT