web analytics
Kinh Doanh & Tiếp Thị
  • Trang chủ
  • Tiêu điểm – Sự kiện
    • Thời sự
    • Chính sách
    • Góc nhìn
    • Thế giới
  • Khoa học & Công nghệ
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp – thương hiệu
    • Nhịp cầu pháp lý
  • Bất động sản
  • Cộng đồng
    • Bạn đọc
    • Chất lượng cuộc sống
  • Văn hoá – Giải trí
    • Giáo dục
  • Doanh nhân thời cuộc
  • Trang chủ
  • Tiêu điểm – Sự kiện
    • Thời sự
    • Chính sách
    • Góc nhìn
    • Thế giới
  • Khoa học & Công nghệ
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp – thương hiệu
    • Nhịp cầu pháp lý
  • Bất động sản
  • Cộng đồng
    • Bạn đọc
    • Chất lượng cuộc sống
  • Văn hoá – Giải trí
    • Giáo dục
  • Doanh nhân thời cuộc

Kinh tế, Tin trang chủ

Trang chủ Kinh tế

Nhận diện tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 24/11/2022

(KDTT) – Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,5%. Có thể nói, đây là mục tiêu “vừa tầm”, nhưng đạt được không phải dễ do GDP năm nay tăng trưởng trong khoảng 8%.

Ảnh minh họa.

Thách thức lớn

Mục tiêu GDP năm 2023 tăng trưởng 6,5% đã được Quốc hội “chốt” tại chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4. Theo đó, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số…

Về mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, các chuyên gia kinh tế đồng tình rằng đây là một thách thức không nhỏ do các yếu tố bất lợi ở trong và ngoài nước. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đây là mức tăng trưởng khá tích cực, sẽ là tiền đề tạo bước đột phá cho tăng trưởng của nền kinh tế trong cả năm. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022 vẫn là thách thức lớn. Theo bà Hương, một số nguyên nhân có thể kể tới như, tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, nguy cơ lạm phát cao trên toàn cầu; dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng bối xung đột ở Ukraine vẫn leo thang và kéo dài, tiếp tục tạo khó khăn đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt với chuỗi cung ứng và vấn đề năng lượng là các yếu tố ngoại quan bên cạnh một số yếu tố trong nước sẽ ảnh hưởng tới đà tăng GDP của Việt Nam.

Bốc, xếp và vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Quyết tâm cao

Thách thức lớn cũng đặt ra quyết tâm lớn cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu cho rằng, việc ứng phó với COVID-19 chính là bài học để Việt Nam có thể ứng phó với các vấn đề khác trong tương lai.

“Các chính sách của Chính phủ đã phát huy tác dụng như chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp cho người dân hay những chính sách thúc đẩy đầu tư trong bối cảnh dịch COVID-19. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay khi chúng ta có những khó khăn kép như khủng hoảng năng lượng, tăng lạm phát thì Chính phủ Việt Nam đã có những chính điều hành linh hoạt, đảm bảo được các chỉ số kinh tế vĩ mô”, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu nhìn nhận.

Về chính sách cụ thể, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, dự kiến, cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục tăng lãi suất đồng USD. Vì vậy, thời gian tới, trọng tâm vẫn là chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/11 với chủ đề: “Tiếp tục phục hồi kinh tế – Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng”, bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết: Triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng, nhưng rủi ro đang gia tăng. Theo bà Ramla Khalidi, bằng chứng về sự phục hồi mạnh mẽ của Việt Nam là tin đáng mừng sau 2 năm gián đoạn kinh tế do COVID-19 gây ra. Các gia đình Việt Nam sẽ bước vào năm Quý Mão 2023 với tình hình tài chính tốt hơn so với cùng thời gian năm ngoái. Tuy nhiên, những rủi ro đối với việc tiếp tục phục hồi kinh tế chủ yếu đến từ bên ngoài, đó là cuộc xung đột ở Ukraine – Nga; lãi suất quốc tế tăng và đồng USD mạnh lên, nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng tăng… có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô.

Các chuyên gia dự báo, Việt Nam vẫn sẽ cố gắng duy trì mục tiêu ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng. Về chính sách tài khóa, hợp phần đầu tư của Chương trình hỗ trợ (lên đến khoảng 1,6% GDP) dự kiến sẽ được triển khai chủ yếu từ năm 2023 trở đi. Để có thể giữ vững được đà tăng trưởng cao trong những năm tới, theo các chuyên gia quốc tế, ngoài tập trung vào các trụ cột chính như vốn FDI và thế mạnh xuất khẩu, Việt Nam nên đặt mục tiêu tiến lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

SƠN HÀ
Theo KDPT
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp tiếp tục ‘gồng mình’ với giá xăng dầu

Xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng 32,2%

Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng thêm 2%

Khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Phát huy giá trị văn hoá, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để phát triển đất nước

Nguy cơ đổ vỡ nhiều dự án PPP giao thông lớn

WEF: Việt Nam là nền kinh tế cạnh tranh thứ 77 toàn cầu

VIDEOS

Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà Công Thương Việt Nam chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Nhà thầu lợi dụng dự án khai thác đất trái phép

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Khai thác đất trái phép để thu lời bất chính

Cựu chiến binh, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp thực hiện lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Khởi công tổ hợp công trình trọng điểm giai đoạn 2 KCN Nam Cầu Kiền

TIN ĐỌC NHIỀU

  • 1 Bán cắt lỗ, nhiều nhà đầu tư “bốc hơi” tiền tỷ thời điểm cuối năm
  • 2 Thị trường bất động sản với niềm tin năm mới
  • 3 Khu vực quy hoạch sử dụng đất hỗn hợp còn nhiều bất cập
  • 4 Ngày thơ Việt Nam 2023 sẽ diễn ra ngày 4-5/2 tại Hoàng thành Thăng Long
  • 5 Xuân chụm về đây bếp lửa hồng…

CLB CÁC NHÀ CÔNG THƯƠNG

  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

  • Tâm thế doanh nhân Việt Nam: Vững vàng và bước tới

  • Chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Doanh nhân Việt Nam – Gắn kết và phát triển

  • Đại hội chi bộ Viện IDE nhiệm kỳ 2022 – 2025: Đoàn kết – chủ động – sáng tạo – hội nhập – hiệu quả

PHÓNG SỰ ẢNH

KINH DOANH VÀ TIẾP THỊ ONLINE

Trang điện tử của Tạp chí Kinh doanh và Tiếp thị

Giấy phép số 05/GP-TTĐT do Cục PTTH&TTĐT (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 14/01/2022.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà báo Nguyễn Quốc Hải
Thường trực Hội đồng biên tập –  Phụ trách nội dung: Nhà báo Nguyễn Thiệu Anh

Tòa soạn: P.411-412, tòa E1, Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội / Thường trực Ban Điện tử: LK 48 (Lô 8), Khu tái định cư Đô thị Mỗ Lao, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội.

Hotline: 0369.452.904
Email: bandientukdtt2022@gmail.com
Website: kinhdoanhvatiepthi.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN


  • Kết nối với chúng tôi:
Copyright © 2018 kinhdoanhvatiepthi.vn. All rights reserved.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
Web Design: VCSS.VN