web analytics

Microsoft kiên trì “hạ thủy” máy chủ sau hai năm thử nghiệm 16/09/2020

(KDTT) – Hôm qua (14/9), Microsoft đã báo cáo rằng, thử nghiệm đưa các máy chủ của họ xuống đáy biển Scotland đã thành công. Điều này cho thấy ý tưởng về một trung tâm dữ liệu dưới nước thực sự là một ý tưởng khá tốt. 

Trở lại năm 2018, Microsoft đã nhấn chìm toàn bộ trung tâm dữ liệu xuống đáy biển Scotland ở độ sâu 117 feet, gồm 864 máy chủ với dung lượng lưu trữ 27,6 PB (1PB tương đương 1 triệu GB). Trung tâm dữ liệu này có sức mạnh tương đương hàng ngàn máy tính cá nhân cao cấp và có dung lượng đủ để lưu trữ khoảng 5 triệu bộ phim chất lượng cao.

Nhìn bề ngoài, ném cả một trung tâm dữ liệu xuống đáy đại dương có vẻ kỳ lạ, nhưng mục đích của dự án Natick của Microsoft là để tản nhiệt cho các server của Microsoft và để xác định liệu sóng có thể được dùng để cung cấp một vài năng lượng để vận hành các siêu máy tính liên tục tạo ra một lượng lớn dữ liệu hay không.

Mục đích của dự án Natick là để tản nhiệt cho các server của Microsoft và để xác định liệu sóng có thể được dùng để cung cấp một vài năng lượng để vận hành các siêu máy tính liên tục tạo ra một lượng lớn dữ liệu hay không. (Ảnh: Microsoft).

Trên đất liền, các trung tâm dữ liệu gặp phải các vấn đề như ăn mòn do oxy và độ ẩm, làm nhiệt độ có những thay đổi đáng kể. Nhưng trong môi trường kín nước với việc kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ, sẽ có ít vấn đề xảy ra hơn. Vì vậy, ý tưởng đưa ra là những loại máy chủ này có thể dễ dàng được triển khai ở các quy mô lớn và nhỏ gần bờ biển của các khu vực cần chúng, mang lại khả năng truy cập cục bộ tốt hơn vào các tài nguyên dựa trên điện toán đám mây ở nhiều địa điểm hơn.

Microsoft cho biết trung tâm dữ liệu dưới nước có tỷ lệ thất bại chỉ bằng 1/8 so với trung tâm dữ liệu trên cạn, đây là một sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hỏng hóc thấp hơn cũng là điểm rất quan trọng, do việc bảo trì một máy chủ bị hỏng sẽ khó hơn nhiều khi nó nằm trong một thùng chứa kín khí dưới đáy đại dương.

Dự án Natick của Microsoft cho thấy rằng các máy chủ này có thể dễ dàng được gỡ bỏ và tái chế khi chúng đi đến cuối vòng đời.

Dự án Natick của Microsoft cho thấy rằng các máy chủ này có thể dễ dàng được gỡ bỏ và tái chế khi chúng đi đến cuối vòng đời. (Ảnh: Microsoft).

Đây không phải là lần đầu tiên Microsoft đưa hạ tầng xuống dưới mực nước biển. Công ty đã khám phá ý tưởng về việc đưa máy chủ chìm xuống nước từ năm 2015, và đã đào một trung tâm dữ liệu ngoài khơi bờ biển California trong vài tháng như một bằng chứng để xem liệu các máy tính có sống sót sau “chuyến đi” hay không. Tuy nhiên, vòng thử nghiệm này kéo dài một khoảng thời gian dài hơn với mục đích chứng minh rằng công ty có thể hoàn thành nhiệm vụ này trên quy mô thực tế có thể được chế tạo và sản xuất để sử dụng trong thế giới thực.

Tháng 9 năm 2017, công ty đã hợp tác với Facebook và công ty viễn thông Tây Ban Nha Telxius trong Dự án Marea để đặt cáp kéo dài 6.600 km (~ 4.000 dặm) dưới biển giữa bãi biển Virginia ở Mỹ và Bilbao, Tây Ban Nha, để truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 160 terabits mỗi giây.

THÚY HIỀN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo: KDPT