web analytics

Facebook dán nhãn vào phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát 09/06/2020

(KDTT) – Gã khổng lồ công nghệ vừa thông báo hãng này sẽ thêm nhãn cho các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, bao gồm các phương tiện truyền thông của Nga, Trung Quốc và Iran.

Trước đó, Facebook đã công bố kế hoạch này vài tháng trước như một cách nhằm bảo vệ các cuộc bầu cử và tăng tính minh bạch trên trang web; hiện tại kế hoạch đó đang được áp dụng cho các tài khoản đại diện cho các cơ quan báo chí “có sự hậu thuẫn của nhà nước”.

Thông báo dán nhãn cơ quan truyền thông của chính phủ được Facebook đăng trên Twitter

Trước mắt, Facebook gắn mác cho các cơ quan thông tấn báo chí: Al Aoula (Morocco), La Presse (Tunisia), DPRK Today (Triều Tiên), TV 5 (Thái Lan), Thông tấn xã Philippines và Mạng lưới truyền hình quốc gia… Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy nhanh số lượng phương tiện truyền thông được gắn nhãn trong thời gian tới, một phát ngôn viên của Facebook nói với FOX Business.

Các nhãn được gắn sẽ xuất hiện khi người dùng xem fanpage và các mục bên trong. Các nhãn cũng sẽ xuất hiện trên quảng cáo bắt đầu vào cuối mùa hè này và trên các bài đăng trong phần bảng tin cho người dùng ở Hoa Kỳ bắt đầu vào tuần tới. Trong một ví dụ về các nhãn sẽ trông như thế nào, Facebook đã cung cấp một hình ảnh mẫu của một trang có tên là “Tin tức mới nhất”, có một nhãn bên dưới tên của nó có nội dung “Phương tiện do nhà nước Nga kiểm soát” trên một mẫu bài đăng.

Fapage được Facebook dán nhãn trên giao diện điện thoại di động.

Fapage được Facebook dán nhãn trên giao diện máy tính.

Nếu người dùng nhấp vào “Giới thiệu về trang này”, một mô tả sẽ được hiện ra, “Tin tức mới nhất hiện nay là một phần hoặc toàn bộ dưới sự kiểm soát biên tập của một tiểu bang.” Nếu người dùng nhấp vào phần “Tính minh bạch của trang” trên trang truyền thông do nhà nước điều hành, một nhãn sẽ hiển thị dòng chữ: “Cơ quan này hiện thuộc một phần hoặc toàn phần dưới sự kiểm soát biên tập của đơn vị chính phủ”. Điều này được xác định bởi một loạt các yếu tố nhưng không giới hạn về tài trợ, cơ cấu và tiêu chuẩn báo chí.” Facebook nói thêm rằng họ đã tham khảo 65 chuyên gia toàn cầu “về truyền thông, quản trị và nhân quyền và phát triển” để xác định các kênh báo chí truyền thông nào là chính thức của nhà nước.

“Chúng tôi biết rằng các chính phủ tiếp tục sử dụng các chế tài để kiểm soát phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng điều không nói lên toàn bộ câu chuyện”, Facebook cho biết trong bài đăng trên blog. “Đó là lý do tại sao định nghĩa của chúng tôi về phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát mở rộng ra ngoài việc đánh giá kiểm soát tài chính, quyền sở hữu và bao gồm cả việc đánh giá kiểm soát biên tập do chính phủ đưa ra.”Các yếu tố xác định đó bao gồm tuyên bố sứ mệnh, công bố quyền sở hữu, hướng dẫn biên tập, thông tin về lãnh đạo và nhân viên của mình, các nguồn tài trợ và doanh thu cũng như cơ chế quản trị và trách nhiệm của cơ quan đứng đầu.

Các cơ quan báo chí do nhà nước quản lý cũng có cơ hội xóa nhãn bằng cách gửi kháng cáo nếu họ đồng ý thực hiện các thay đổi cụ thể mà Facebook yêu cầu.

Theo KDPT