web analytics

Đức sẽ có vắc-xin Covid-19 vào tháng 12 tới? 13/07/2020

(KDTT) – Công ty công nghệ sinh học của Đức, BioNTech SE đã hợp tác với Pfizer Inc (công ty dược phẩm đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại New York), để phát triển vắc-xin coronavirus. Họ tự tin, sẽ sẵn sàng vượt qua mọi thử nghiệm nghiêm ngặt của giới chức Y tế Đức vào tháng 12/2020.

Hàng trăm triệu liều có thể được sản xuất ngay cả khi chưa được phê duyệt và hơn 1 tỷ liều vào cuối năm 2021. CEO cũng là đồng sáng lập của BioNTech SE, Tiến sĩ Ugur Sahin nói với tờ The Wall Street Journal.

BioNTech, ban đầu là một công ty công nghệ sinh học điều trị ung thư, là một trong 17 công ty trên toàn thế giới thử nghiệm trên người vắc-xin chống lại Covid-19. Công ty có trụ sở tại thành phố Mainz và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Được thành lập năm 2008 bởi Tiến sĩ Sahin và vợ, Tiến sĩ zlem Türeci, cả hai đều là con của những người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ.

BioNTech là công ty đầu tiên nghiên cứu vắc-xin sử dụng công nghệ thử nghiệm RNA hay mRNA. (Ảnh: CNN)

Vắc-xin do BioNTech đang phát triển, sử dụng công nghệ thử nghiệm RNA hay mRNA. Trong thời gian chờ phê duyệt của các cơ quan chức năng, BioNTech dự kiến ​​sẽ bắt đầu giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm (giai đoạn 3) vào cuối tháng 7. Sẽ có khoảng 30.000 người tham gia vào một nghiên cứu ngẫu nhiên về vắc-xin mới này. Dự kiến, ​​việc hoàn thiện các thủ tục cần thiết như: sự chấp thuận của các cơ quan quản lý trên toàn cầu, yêu của thị trường…sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Giai đoạn cuối cùng của việc thử nghiệm lâm sàng, với mục tiêu kiểm tra hiệu quả của vắc-xin trong việc chống nhiễm trùng, sau khi nó được phát hiện là an toàn ở người. Thời gian phê duyệt có thể khác nhau giữa các địa phương, quốc gia, nhưng BioNTech sẽ bắt đầu sản xuất vắc-xin trong khi chờ phê duyệt.

Quan hệ đối tác của BioNTech với Pfizer, và các công ty khác ví dụ như, Công ty Dược phẩm Trung Quốc Thượng Hải Fosun, sẽ cho phép công ty nhanh chóng sản xuất một lượng lớn liều vắc-xin cho thị trường toàn cầu.

Nhưng ngay cả khi BioNTech và các đối tác của mình đã tăng cường năng lực sản xuất để tìm kiếm sự phê duyệt, phải mất khoảng 10 năm, loài người có thể mới đạt được khả năng miễn dịch đủ đối với căn bệnh Cvid-19, ngay cả khi các công ty sản xuất vắc-xin cùng tung chúng ra một lúc, theo Tiến sĩ Sahin. Tôi cho rằng, chúng ta sẽ chỉ có thể kiểm soát được loại virus này khi hơn 90% dân số toàn cầu sẽ được miễn dịch, thông qua tự miễn dịch hoặc thông qua vắc-xin, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tối thứ Tư, Sahin nhấn mạnh.

Phương pháp tiếp cận mRNA của BioNTech sử dụng một cơ chế di truyền để tạo ra trên cơ thể người kháng thể và miễn dịch tế bào chống lại coronavirus mới.

Nếu thành công, loại vắc-xin này có thể rẻ hơn so với vắc-xin truyền thống (dựa trên tế báo vi-rút được làm yếu). Tuy nhiên, hiện nay chưa có loại vắc-xin nào được phê duyệt để sử dụng, ngoài các nghiên cứu lâm sàng. Một lô vắc-xin BioNTech đầu tiên sẽ mất từ ​​9 đến 11 ngày để sản xuất, công ty cho biết.

Pfizer sở hữu khoảng 1% BioNTech nhằm hợp tác phát triển vắc-xin mới, nhưng bản quyền thuộc về công ty Đức, công ty đang chiếm phần lớn nghiên cứu. BioNTech thuộc sở hữu đa số của hai nhà đầu tư song sinh người Đức Thomas và Andreas Strüngmann. Các cổ đông khác bao gồm: Quỹ Bill và Melinda Gates (của vợ chồng tỷ phú Bill Gates), Sanofi SA và Genentech, một đơn vị của Roche Holding AG (công ty của Thụy Sỹ).

Bên cạnh BioNTech, các công ty khác đã tiến hành thử nghiệm trên người bao gồm Moderna Inc (Hoa Kỳ). Công ty này cũng đang bắt đầu thử nghiệm giai đoạn nâng cao trong tháng 7. Vào tháng 8, một loại vắc-xin khác do Đại học Oxford và Công ty AstraZeneca PLC (Anh Quốc), đồng phát triển cũng sẽ bước vào thử nghiệm giai đoạn 3, tiếp theo là một sản phẩm do Johnson & Johnson phát triển vào tháng 9.

Ứng cử viên BioNTech cho thấy kết quả tốt hơn mong đợi trong nghiên cứu giai đoạn đầu, được công bố vào ngày 1 tháng 7, công ty cho biết. Đối tượng thử nghiệm tình nguyện có mức kháng thể cao hơn so với việc điều trị bệnh nhân Covid-19 bốn tuần sau khi được tiêm vắc-xin, và bảy ngày sau khi tiêm liều thứ hai.

“Vắc-xin BioNTech hiện tại chưa gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào”, Tiến sĩ Sahin nói. “Các thông số ban đầu của chúng tôi cho đến nay đã chỉ ra rằng, vắc-xin của BioNTech có thể tạo ra kháng thể ở mức cao hơn so với những người đã hồi phục sau khi bị nhiễm Covid-19, Tiến sĩ Sahin cho biết thêm.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 17 công ty tham gia sản xuất vắc-xin Covid-19. (Ảnh: Foxnews)

Nếu và khi vắc-xin được phê duyệt, việc tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu ngay lập tức ở Hoa Kỳ, Châu Âu và các nơi khác. Tuy nhiên, nỗ lực này phụ thuộc vào năng lực của từng quốc gia cũng như sự chấp nhận nó. Ông nói.

Tiến sĩ. Sahin và Türeci đã trở thành những người lãnh đạo trong ngành công nghiệp công nghệ sinh học của Đức, sau khi gia đình của hai người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, để tìm kiếm việc làm. Ngoài vai trò là Giám đốc điều hành BioNTech, Tiến sĩ Sahin là giáo sư về ung thư thực nghiệm tại Đại học Mainz. Bác sĩ Türeci là giám đốc y tế của công ty, hiện BioNTech có khoảng 1.400 lao động và ước tính giá trị đạt 15 tỷ đô la vào thứ Tư vừa qua. Trước đây, cô từng là Giám đốc điều hành của Ganymed Cosmetics AG, công ty công nghệ sinh học đầu tiên do cặp vợ chồng này thành lập. Họ đã bán cho Công ty Dược phẩm Nhật Bản Astellas Pharma Inc với giá lên tới 1,4 tỷ USD vào năm 2016.

Nghiên cứu cốt lõi của BioNTech là tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư dựa trên mRNA, phù hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, sau khi đọc các báo cáo về coronavius mới vào cuối tháng 1, Tiến sĩ Sahin nói rằng, ông quyết định công ty nên chuyển trọng tâm sang nghiên cứu vắc-xin Covid-19.

Vào thời điểm đó, rất ít nhà khoa học và chính phủ dự kiến ​​mầm bệnh sẽ phát triển thành đại dịch khủng khiếp như hiện nay. Một số nhà nghiên cứu của Tiến sĩ Sahin, đã hoài nghi về quyết định chuyển hướng sang nghiên cứu vắc-xin này, nhưng họ đã bị thuyết phục khi các quốc gia bắt đầu tiến hành đóng cửa biên giới vì Covid-19.

Tiến sĩ Sahin bác bỏ sự hoài nghi về công nghệ mRNA chưa được thử nghiệm và nói rằng, tiến bộ đạt được cho đến nay là chưa từng có trong lịch sử nghiên cứu vắc-xin.

Tiến sĩ Sahin nói về bản chất của sự đổi mới là chúng ta đang bước vào giai đoạn quan trọng vào thời điểm rất cấp bách. Thế giới chưa bao giờ chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng và toàn cầu của các loại vắc-xin mới như vậy, cũng như chưa từng thấy một đại dịch toàn cầu nào trước đây lan rộng nhanh chóng như Covid-19.

Theo KDPT