Bên cạnh các lợi ích kinh tế, khai thác và chế biến khoáng sản cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản phải được các cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý, thường xuyên giám sát, chỉ đạo. Đặc biệt, ngay từ khâu quy hoạch, hướng dẫn và phê duyệt hồ sơ cấp phép cho doanh nghiệp, đơn vị tổ chức và cá nhân tham gia khai thác.
Trong quá trình thực hiện Chuyên đề nghiên cứu về “Điều kiện để doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh, hoạt động khai thác khoáng sản: Từ chính sách đến thực tiễn”, nhóm PV đã khảo sát tại một số địa phương, qua đó đã nhận được những ý kiến phản ánh
thường xuyên xuất hiện t người dân xóm Nam Hưng – thì vị trí khai thác đất thuộc Trường bắn của lực lượng vũ trang thành phố Thái Nguyên, đi qua đường dân sinh của xóm Nam Hưng và xóm Guộc, xã Tân Cương.Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, mọi hoạt động khai thác khoáng sản đều phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cho phép khai thác.
Do đó, trường hợp khai thác trong diện tích đất của các công trình, khu vực đang có sự quản lý của cơ quan nhà nước, thì chỉ được sử dụng khi cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt chấp thuận hồ sơ, cấp phép cho cá nhân, doanh nghiệp về tiến hành đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác.
Qua khảo sát thực tiễn để minh chứng cho Chuyên đề, có những ý kiến trao đổi rằng: Đất có phải là khoáng sản không? Với chức năng tư vấn, phản biện chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi xin nêu cụ thể như sau:
Điều 64 Luật Khoáng sản đã quy định các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong đó bao gồm:
– Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 cátnhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
– Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
Như vậy, đất làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Đối với các khoáng sản cát thì cần lấy mẫu phân tích để xác định mục đích sử dụng như làm vật liệu xây dựng hoặc cát sản xuất thủy tinh.
Trở lại việc phản ánh của người tham gia giao thông và người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về tình trạng xe chở đất, vật liệu xây dựng quá tải trọng, không tưới nước gây bụi mù mịt, đường giao thông bị xuống cấp trầm trọng tại xóm Nam Hưng (xã Tân Cương), nhóm phóng viên đã trực tiếp ghi nhận thực tế tại đây. Thực tế cho thấy, có những đoàn xe trọng tải lớn đang chạy tấp nập trên con đường dân sinh vào trong xóm Guộc và xóm Nam Hưng.
Khi đến khu vực khai thác đất thuộc Trường bắn của lực lượng vũ trang thành phố Thái Nguyên, có nhiều máy xúc cỡ lớn đang hoạt động. Theo tìm hiểu, tài xế máy xúc cho biết “người chủ khu vực” có tên là Bản, số điện thoại 0979405***. Trao đổi với người có số điện thoại trên, nhóm phóng viên được biết là lượng đất đá đang múc lên xe tải chở đi để đổ lấp cho nhà dân, vị trí đổ thải tại nhà ông Ban.
Theo lời người dân xóm Nam Hưng, công trường khai thác đã rất lâu, lượng xe một ngày chạy qua rất nhiều, gây ra tình trạng khói, bụi, ô nhiễm, đường hư hỏng nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của nhân dân. Cũng không rõ họ chở đất về đâu, nhưng nắng thì bụi mù mịt, trời mưa thì lầy lội. Người dân đã phản ánh nhiều lần đến chính quyền nhưng không được giải quyết. Trước đó, chính quyền địa phương và nhà thi công cam kết sẽ có nước tưới đường, nhưng tình trạng tưới nước rất ít hầu như không có.
Trao đổi với nhóm phóng viên, ông Phạm Tiến Sỹ – Chủ tịch UBND xã Tân Cương cho biết chính quyền địa phương không nắm được tình hình cụ thể; “người dân không phản ánh việc này đến chúng tôi nên chúng tôi không phải giải quyết”, “người dân không phản ánh cho chúng tôi mà phản ánh với báo chí thì đó là việc của người dân”, “tôi sẽ tìm người dân ấy vì họ không phản ánh lên đây mà lại phản ánh với báo là không mang tính chất xây dựng”. Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Tiến Sỹ còn chia sẻ thêm về việc không biết các xe tải trên đổ thải đi đâu, “không quan tâm việc đó”, “đổ đất là không cấm” và “không chỗ nào, cơ quan nào là làm đúng tuyệt đối cả”. Đồng thời cũng khẳng định thêm là ngày hôm nay (ngày 16/5/2023 ) là đường sạch, không bụi bẩn.
Từ thực tế về góc nhìn tại một địa bàn qua quá trình khảo sát để minh chứng cho Chuyên đề, với chức năng phản biện chính sách, nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững, tránh lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách nhà nước, Kinh doanh và Phát triển điện tử xin chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền TP Thái Nguyên những thông tin về việc: Hiện nay trên địa bàn xã Tân Cương có công trình đang khai thác tại Trường bắn của lực lượng vũ trang thành phố Thái Nguyên, mật độ xe chở vật liệu chạy trên đường rất lớn. Bên cạnh việc làm vương vãi đất, đá trong qua trình vận chuyển, các phương tiện ra vào công trường đều không vệ sinh vỏ xe, lốp xe, gầm xe và tha luôn bụi đất ra đường, gây mất an toàn cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân và mỹ quan đô thị.
Kính đề nghị, chính quyền các cấp thành phố Thái Nguyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động khai thác, vận chuyển đất của cá nhân hoặc doanh nghiệp đã được phê duyệt hồ sơ đầy đủ, được cấp phép đúng quy định. Nếu phát hiện vi phạm, có biện pháp xử lý nghiêm, không để tái diễn tình trạng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân và ảnh hưởng phát triển kinh tế địa phương.
Một số hình ảnh Nhóm phóng viên ghi nhận thực tế:
NHÓM PV
Theo KDPT