web analytics

Chiến tranh thương mại khiến tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á sụt giảm lần đầu trong 3 năm 20/02/2019

(KDTT) – Singapore chịu nhiều tác động nặng nề từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.

Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á giảm, tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á như vậy đi xuống lần đầu tiên trong 3 năm. Kinh tế của một số nước trong khu vực chịu tác động bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài cũng như nội địa.

Ảnh: Reuters

Theo báo Nikkei, theo số liệu mới được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố mới đây, tăng trưởng GDP của 5 nền kinh tế lớn trong khu vực, tính trung bình của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đạt 4,8%. Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2017 đạt 5,1% sau khi tăng trưởng 4,6% trong năm 2016.
Đông Nam Á hiện đang có 650 triệu dân, đây là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đông Nam Á đối diện với không ít cản trở với tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, trong đó phải kể đến căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc và đồng nội tệ suy yếu.
Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore sụt giảm lần đầu tiên trong 3 năm, xuống 3,2% từ mức 3,9% của năm 2017. Tăng trưởng trong ngành sản xuất giảm xuống còn 7,1% từ mức 10,4% trước đó, tăng trưởng của ngành bán buôn và bán lẻ giảm từ 1,9% xuống 1,5%, như vậy cho thấy Singapore chịu nhiều tác động nặng nề từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế Philippines chững lại xuống 6,2% từ mức 6,7% do tiêu dùng suy giảm, lạm phát cao hơn mức mục tiêu.
Malaysia chịu tác động bởi nhiều yếu tố nội địa. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ mức 5,9% trong năm 2017 xuống 4,7% trong năm 2018. Đầu tư công giảm đến 5,2% so với năm 2017, chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã ngưng lại  một số chương trình tái cấu trúc tài khóa.
Tuy nhiên, trong khi khá nhiều nền kinh tế tại Đông Nam Á tăng trưởng chững lại, nhóm 2 nền kinh tế lớn thứ nhất và lớn thứ 2 khu vực lại tăng trưởng nhanh hơn so với năm trước đó.
Năm 2018, kinh tế Indonesia tăng trưởng được 5,17%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 5,07% của năm 2017 bất chấp nhiều thách thức mà kinh tế Indonesia phải đối mặt bao gồm thảm họa thiên nhiên và đồng nội tệ suy yếu.
Tiêu dùng cá nhân tăng trưởng 5,05%, cao hơn một chút so với năm trước đó. Ngân hàng Trung ương Indonesia thậm chí nâng lãi suất thêm 175 điểm cơ bản, môi trường kinh tế vĩ mô như vậy còn khó khăn hơn.
Trong ngày thứ Hai, Thái Lan công bố GDP năm 2018 tăng trưởng được 4,1%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 3,9% của năm 2017. Du lịch và xuất khẩu là hai yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng. Tiêu dùng cá nhân có liên quan đến du lịch và đầu tư đóng góp đến gần 20% GDP của Thái Lan. Năm 2018, Thái Lan đón 38 triệu lượt khách du lịch, tăng 7% so với năm trước đó.