web analytics

5.600 doanh nghiệp công nghệ Make in Viet Nam thành lập mới năm 2021  09/12/2021

(KDTT) – Tại buổi họp báo về Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (CNTT) cho biết, nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong Covid-19 khiến số lượng doanh nghiệp số tăng mạnh khi có thêm 5.600 đơn vị trong năm 2021. 

Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. (Ảnh: Tùng Đinh/VNE)

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, Việt Nam hiện có khoảng 64.000 doanh nghiệp công nghệ số với hơn 1 triệu nhân lực. Thứ trưởng khẳng định môi trường kinh tế không tiếp xúc, môi trường làm việc không tiếp xúc thúc đẩy quá trình chuyển đối số diễn ra mạnh mẽ hơn.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT cũng cho biết, trong 2020, hơn 30 nền tảng được Bộ TT&TT công bố đều là sản phẩm “Make in Vietnam”. Rất nhiều sản phẩm liên quan đến an toàn thông tin cũng được các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra. Năm 2021, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chuyển sang công nghệ mới 4.0, nghiên cứu các sản phẩm thiết bị 5G, các thiết bị sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn. “Đây là điều trước đây chưa từng có”, Phó Vụ trưởng nói.

“Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam rất ấn tượng. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, hầu như kinh tế thế giới đều tăng trưởng âm, Việt Nam là một trong những điểm sáng với tăng trưởng GDP đạt 2,9%. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 9%, gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP”, ông Tuyên nói.

Nói rõ hơn về doanh nghiệp Make in Vietnam, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho hay, doanh nghiệp Make in Viet Nam là các doanh nghiệp của Việt Nam và cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tại Việt Nam.

Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng đạt được kết quả tăng trưởng rất ấn tượng. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, hầu như kinh tế thế giới đều tăng trưởng âm. Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 2,91% và là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng dương. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 9%, gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện nay không chỉ gia công, lắp ráp cho nước ngoài, với tinh thần Make in Vietnam, các doanh nghiệp đã vươn lên, sản xuất và làm chủ những sản phẩm, nền tảng cho chuyển đổi số trong nước.

Theo ông Phạm Đức Long, “Make in Vietnam” không chỉ bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam mà còn các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, sản xuất, thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, sáng tạo. “Họ thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, đấy cũng là sản phẩm Make in Vietnam”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.

Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số được tổ chức ngày 11/12 là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Đây là năm thứ ba Diễn đàn được tổ chức. Do ảnh hưởng của Covid-19, Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại UBND tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Nam.

Chủ đề năm nay là “Chuyển đổi số – động lực phục hồi và phát triển kinh tế” nhằm xây dựng và phát triển các nền tảng số, giải pháp số để chuyển đổi số, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Diễn đàn có sự tham dự của và phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Chương trình bao gồm hai phiên tham luận chính bàn về doanh nghiệp công nghệ số giải các bài toán chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp công nghệ số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong và sau đại dịch Covid-19.

Thuỳ Châu

Bạn đang đọc bài 5.600 doanh nghiệp công nghệ Make in Viet Nam thành lập mới năm 2021 
tại chuyên mục Khoa học – Công nghệ.
Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng: 0968527066.
Hoặc Email: bandientukdtt@gmail.com

Theo KDPT